MIDU - Chia sẻ cách tăng chiều cao hiệu quả & khoa học

[MỚI] Bảng chiều, cao cân nặng chuẩn WHO của trẻ 0-18 tuổi

19/11/2023
Bác sĩ Hiên biết rằng "Mọi bố mẹ hiện nay đều là những phụ huynh thông thái", thế nhưng để đưa ra kế hoạch tăng chiều cao khoa học, trước hết cha mẹ cần xác định được chiều cao cân nặng của trẻ đang ở đâu so với chuẩn. Bài viết dưới đây MIDU sẽ cung cấp bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé theo từng độ tuổi (0-18 tuổi) để bố mẹ theo dõi cụ thể nhé!
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

 

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em theo tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ em ở các khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Bộ tiêu chuẩn này được phát triển dựa trên một nghiên cứu kéo dài từ năm 1997 đến 2003, với sự tham gia của hơn 8.000 trẻ em từ các quốc gia khác nhau trên thế giới được công bố lần đầu tiên vào năm 2006. Sau đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ 0 đến 18 tuổi theo WHO nghiên cứu được MIDU tổng hợp và cập nhập mới nhất (năm 2024).

1. Bảng đo chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái từ 0 - 18 tuổi

Tiến sĩ Adenike Grange, Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Quốc tế (IPA) cho biết: “Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO là một công cụ quan trọng để chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt nhất cho tất cả trẻ em trên thế giới”.

Do đó, ba mẹ Việt Nam hãy bám sát bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng giai đoạn độ tuổi để biết được chiều cao trung bình của bé nhà mình đang nằm ở đâu so chuẩn quốc tế vì chiều cao, cân nặng chuẩn của bé việt nam cũng lấy theo chuẩn quốc tế. 

 

Bảng chiều cao, cân nặng bé trai, bé gái chuẩn WHO
Bảng chiều cao, cân nặng bé trai, bé gái chuẩn WHO 

 

Trong năm đầu tiên bé có thể cao thêm 25cm nhưng 2 năm tiếp theo chỉ có thể tăng trung bình thêm 10cm/năm. Để nắm bắt số đo chiều cao cân nặng của trẻ chi tiết từng giai đoạn tuổi, mời bố mẹ cùng xem ngay bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé theo từng mốc tuổi.

Tổ chức Y tế thế giới WHO, quy định, chiều cao và cân nặng của trẻ em theo từng giai đoạn tuổi được xác định như sau:

2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam chi tiết theo từng độ tuổi 

2.1 Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 - 3 tuổi

* Giai đoạn 0 tuổi

Số đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 12 tháng
Số đo chiều cao, cân nặng của trẻ giai đoạn 0 tuổi

* Giai đoạn 1 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 1 tuổi
Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 1 tuổi

* Giai đoạn 2 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 2 tuổi
Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 2 tuổi

* Giai đoạn 3 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 3 tuổi
Bé giai đoạn 3 tuổi

2.2 Bảng chiều cao cân nặng của bé gái, bé trai giai đoạn từ 4 - 6 tuổi

* Giai đoạn 4 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 1 tuổi
Bé giai đoạn 4 tuổi

* Giai đoạn 5 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 5 tuổi
Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 5 tuổi

* Giai đoạn 6 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 6 tuổi
Bé giai đoạn 6 tuổi

2.3 Bảng chiều cao cân nặng của bé trai, bé gái từ 7 - 12 tuổi

* Giai đoạn 7 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 7 tuổi
bé trai, gái giai đoạn 7 tuổi

* Giai đoạn 8 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 8 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 7 tuổi

* Giai đoạn 9 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 9 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 9 tuổi

* Giai đoạn 10 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 10 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 10 tuổi 

* Giai đoạn 11 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 11 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 11 tuổi 

2.4 Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 12 - 15 tuổi

* Giai đoạn 12 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 12 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 12 tuổi

* Giai đoạn 13 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 13 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 13 tuổi 

* Giai đoạn 14 tuổi

Số đo chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 14 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 14 tuổi 

* Giai đoạn 15 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 14 tuổi
Giai đoạn 15 tuổi

2.5 Chiều cao cân nặng của trẻ từ 16 - 18 tuổi

* Giai đoạn 16 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 16 tuổi
Bé trai, bé gái giai đoạn 16 tuổi

* Giai đoạn 17 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 17 tuổi
Giai đoạn 17 tuổi

* Giai đoạn 18 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 18 tuổi đến 20 tuổi
Bảng chiều cao, cân nặng của bé giai đoạn 18 tuổi đến 20 tuổi

 

Cách xem bảng chiều cao cân nặng của bé: 

  • Di chuyển đến hàng ngang tương ứng với độ tuổi với số tháng của bé
  • Tìm cột chiều cao, cân nặng để xem chiều cao trung bình chuẩn và cân nặng trung bình chuẩn của bé cùng độ tuổi.
  • So sánh chiều cao, cân nặng hiện tại của bé với chiều cao trung bình, thấp nhất và cao nhất để đánh giá tình trạng phát triển chiều cao của bé.

 

Ví dụ: Bé trai 2 tuổi, cao 85 cm, nặng 13 kg.

  • Về chiều cao: 

Chiều cao trung bình của bé trai 2 tuổi là 88 cm.

Chiều cao thấp nhất của bé trai 2 tuổi là 81 cm.

=> Bé cao 85 cm, đạt 80% chiều cao trung bình và cao hơn 5% so với chiều cao thấp nhất.

  • Về cân nặng:

Cân nặng trung bình của bé trai 2 tuổi là 12.5 kg.

Cân nặng thấp nhất của bé trai 2 tuổi là 10 kg.

=> Bé nặng 13 kg, nặng hơn 4% so với cân nặng trung bình và nặng hơn 30% so với cân nặng thấp nhất.

 

Dựa trên bảng tỷ lệ cân nặng so với chiều cao, ba mẹ có thể xác định được thể trạng của các bé nhà mình như sau: 

  • Thiếu cân: Bé có tỷ lệ cân nặng so với chiều cao thấp hơn -2SD so với mức trung bình. Bé thường có thân hình gầy gò, mệt mỏi, kém ăn, dễ ốm vặt.

  • Thừa cân: Bé có tỷ lệ cân nặng so với chiều cao cao hơn +2SD so với mức trung bình. Bé thường có thân hình béo phì, lười vận động, dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

  • Suy dinh dưỡng: Bé có chiều cao thấp hơn -3SD so với mức trung bình cùng độ tuổi.

 

Lưu ý:

 

  • Bảng chiều cao cân nặng chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng một cách máy móc.
  • Việc đánh giá sự phát triển của bé cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố di truyền, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng.
  • Cha mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự phát triển của bé một cách chính xác nhất.

3. Đo chuẩn chiều cao cho con bằng phương pháp 5 điểm chạm

Ba me lưu ý cần thường xuyên kiểm tra chiều cao trung bình của trẻ ngay từ khi con còn bé để kiểm soát các chứng bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng cũng như việc hạn chế việc con phát triển chiều cao bị chậm hơn so với các bạn. Với mỗi giai đoạn độ tuổi lớn lên của con đều sẽ gắn với chiều cao cân nặng chuẩn tương ứng. 

Dưới đây là cách đo chiều cao bằng phương pháp "5 điểm chạm" được Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên hướng dẫn:

 

  • Bước 1: Bố mẹ đặt con sát tường hoặc 1 mặt phẳng
  • Bước 2: Đảm bảo 5 điểm sau chạm vào mặt phẳng gồm: gót chân, bắp chân, mông, vai, đầu: Bố mẹ giữ gót chân, bắp chân, mông, vai, đầu đều phải chạm vào tường. Mắt con nhìn thẳng vào đối diện.
  • Bước 3: Dùng vật cứng vạch ngang, đọc và ghi lại kết qủa: Bố mẹ đặt 1 vật vuông vắn (VD hộp bánh hoặc 1 quyển sách) lên trên đầu con. Gióng vào là đã biết chiều cao chính xác của con rồi.

 

Lưu ý: 

  • Đối với trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, con không thể đứng được, nên mẹ để con nằm ngửa, 1 đầu chạm thước đo, mắt con nhìn thẳng rồi mới đo cho con.
  • Ghi chép lại số liệu chiều cao, cân nặng, tuổi tác và ngày tháng đo đạc của bé vào một cuốn sổ hoặc bảng tính.
  • Vẽ biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của bé để theo dõi sự phát triển của bé theo thời gian.

4. Nguyên tắc đo cân nặng chuẩn cho trẻ

Đo cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ. Để kết quả đo được chính xác, cần thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

  • Sử dụng cân điện tử có độ chính xác cao. Cân phải được đặt ở nơi bằng phẳng, không bị nghiêng lắc.

  • Chỉnh cân về số 0 trước khi cho trẻ lên cân.

  • Trước khi cân, cần đảm bảo trẻ không mặc quần áo quá dày, chỉ mặc đồ lót hoặc quần áo mỏng.

  • Nếu trẻ sơ sinh chưa thể đứng được, cần đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động.

  • Nếu trẻ đã biết đi, cần cho trẻ đứng thẳng trên cân, hai chân khép sát nhau.

  • Đo cân vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu tiện, vẫn chưa ăn gì.

5. Các “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao cân nặng của trẻ

Để các bé có được chiều cao và cân nặng mong muốn bố mẹ cần hiểu về từng bước phát triển của con qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé. Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-12 tuổi sẽ quyết định chiều cao sau này của con khi trưởng thành, do đó bố mẹ cần xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ, vận động khoa học với từng mốc độ tổi của con. Theo bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên - Chuyên gia nghiên cứu phát triển chiều cao cho biết: "Một đứa trẻ phát triển thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau":

5.1 Giai đoạn 3 năm đầu đời

3 năm đầu đời bé phát triển như nào?
3 năm đầu đời bé phát triển như nào?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, đây là giai đoạn vàng và quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và cân nặng của trẻ (chiếm tới 60%). Trong 3 năm đầu đời sẽ chia thành 2 giai đoạn nhỏ:

 

* Giai đoạn bào thai:

  • Giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của con nhưng rất nhiều bố mẹ không chú ý tới, lúc này sự phát triển của trẻ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của người mẹ. 

  • Do đó, trong thời gian mang thai mẹ nên bổ sung các chất có lợi cho sự phát triển chiều cao cân nặng của con. Kết hợp đa dạng giữa protein động vật (30%) và protein thực vật (70%) để có sức khỏe tốt hơn và ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ. 

  • Mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung canxi hữu cơ để đáp ứng được nhu cầu canxi cần thiết mỗi ngày. 

  • Trong thời gian mang bầu nếu mẹ bầu tăng trung bình từ 10kg -12kg là mức cân nặng tăng tiêu chuẩn ở trong giai đoạn mang thai, thì em bé sinh ra sẽ có cân nặng lý tưởng từ 2,8kg -3,2kg và chiều cao trung bình của trẻ là 50cm - 52cm.

 

* Giai đoạn 2 năm đầu đời (0 - 2 tuổi)

- Giai đoạn (0-6 tháng)

  • Ở giai đoạn này bé có thể tăng tối đa 37cm, trong đó năm đầu đời bé tăng tối đa 25cm và năm tuổi thứ hai có thể tăng tới 12cm.

  • Cân nặng của bé khi tròn 1 tuổi có thể tăng gấp 3 lần so với so sinh và cân nặng ở năm bé 2 tuổi có thể tăng thêm 2kg.

  • Một lưu ý quan trọng bố mẹ cần phải quan tâm đó chính là chiều cao của bé khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao của bé khi tròn 2 tuổi. 

  • Đứa trẻ từ khi sinh ra nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Đồng thời trong sữa mẹ chứa rất nhiều các kháng thể vitamin, khoáng chất, chất béo và chất đạm tự nhiên giúp cho trẻ phát triển vượt trội về chiều cao, trí tuệ và não bộ. Một em bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên cũng sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn so với những em bé ăn sữa ngoài từ sớm.

Giai đoạn (6 tháng - 24 tháng)

  • Giai đoạn này bé có thể kết hợp sữa công thức và sữa mẹ. Ngoài ra thì các bé sẽ có chế độ ăn dặm và bắt đầu tập ăn thô, đây cũng là giai đoạn mà các bé dễ bị suy dinh dưỡng nhất. 

  • Một số lưu ý quan trọng ở giai đoạn này: bố mẹ tập cho con ăn dặm và ăn thô dần bắt đầu từ “lỏng - khô - thô hoàn toàn”. Bố mẹ không nên tập trung cho con ăn quá nhiều thịt mà nên ăn cân bằng các nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất bột đường, vitamin, khoáng chất,... để giúp bé phát triển đầy đủ về mặt thể chất.

  • Yếu tố giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng ở giai đoạn này, ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp cho bé phát triển chiều cao và cân nặng vượt chuẩn trong giai đoạn này. Bố mẹ nên cho bé cho bé đi ngủ sâu giâc trước 21 giờ tối đến 2 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Hormon tăng trưởng ở giai đoạn vàng sẽ tăng hơn gấp 5-7 lần so với giấc ngủ của bé vào ban ngày.

5.2 Giai đoạn tiền dậy thì

Tiền dậy thì trẻ ở giai đoạn trên 11 tuổi trẻ có đặc điểm như nào
Tiền dậy thì trẻ ở giai đoạn trên 11 tuổi trẻ có đặc điểm như nào

Từ việc theo dõi thường xuyên bảng chiều cao cân nặng của trẻ bố mẹ sẽ thấy được quá trình thay đổi rõ rệt của con ở thời điểm này. Bé gái sẽ bắt đầu giai đoạn tiền dậy thì từ 9 tuổi - 11 tuổi, bé trai từ 12 tuổi - 14 tuổi: 

  • Giai đoạn dậy thì chiều cao trung bình của bé gái tăng 6cm/1năm, bé trai tăng lên 7cm/1năm thậm chí có thể cao hơn nếu như có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tiêu chuẩn cân nặng bé gái là 38.9kg - 50kg đối với bé trai và từ 41kg - 50kg. Bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé để biết được con yêu có đang phát triển đúng giai đoạn hay không nhé.

  • Ở giai đoạn vàng, xương của bé sẽ phát triển nhanh cả về chiều dài và chiều ngang. Thế nên việc bổ sung canxi cho bé trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết 

  • Bố mẹ nên cho bé vận động nhiều hơn vì khi bé hoạt động thể chất không chỉ giúp cho trẻ của trẻ phát triển vượt trội về chiều cao mà còn giúp duy trì 1 mức cân nặng ổn định.

  • Bố mẹ nên cho con đi ngủ trước 10 giờ tối, khung giờ 10 giờ tối đến 3 giờ sáng rất tốt để bé yêu phát triển chiều cao và cân nặng.

5.3 Giai đoạn dậy thì

Trẻ ở độ tuổi dậy thì từ 10 đến 15 tuổi trẻ có những đặc điểm như nào
Trẻ ở độ tuổi dậy thì từ 10 đến 15 tuổi trẻ có những đặc điểm như nào

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé việt nam ở giai đoạn này bé có thể tăng trung bình từ 10cm -15cm, nhưng sau đó sẽ tăng chậm lại, thậm chí có những trẻ sau tuổi dậy thì sẽ KHÔNG CAO THÊM nữa. Đây là giai đoạn “mấu chốt” giúp cha mẹ có thể khắc phục được tình trạng suy dinh dưỡng ở các giai đoạn trước:

  • Giai đoạn dậy thì dinh dưỡng sẽ quyết định đến 31% chiều cao và cân nặng của con, nên bố mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho con như: chất đạm, chất đường, protein và các vitamin khoáng chất.

  • Các bé cần phải cung cấp đủ 1000mg canxi mỗi ngày, việc thiếu canxi mỗi ngày có thể làm cho bé không phát triển được chiều cao lý tưởng, bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và trí tuệ của bé.

  • Những mốc phát triển vàng về chiều cao và cân nặng của trẻ, bố mẹ sẽ biết cách để thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như chế độ ngủ nghỉ khoa học để bé phát triển chiều cao, cân nặng lý tưởng hơn.

 

6. Đánh giá về chiều cao cân nặng của bé Việt Nam   

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam 5 tuổi đạt 103 cm, thấp hơn 5 cm so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi là 22.9%, cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á.

Cùng với đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đưa ra báo cáo như sau: 

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam rất phổ biến, bao gồm thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu vitamin A, thiếu vitamin D. Chế độ ăn uống của trẻ em Việt Nam còn nhiều thiếu sót, chưa cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì.

 

Dựa trên phân tích chi tiết và các số liệu dẫn chứng, chúng ta có thể thấy rằng: Chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Suy dinh dưỡng thể thấp còi và thừa cân béo phì là hai vấn đề dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Cần có sự quan tâm và chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao tầm vóc và sức khỏe cho trẻ em Việt Nam. Do đó lời khuyên cho các cha mẹ là 

 

  • Cha mẹ cần theo dõi chiều cao và cân nặng của bé thường xuyên để đánh giá tình trạng phát triển của bé.

  • Cung cấp cho bé chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng dinh dưỡng.

  • Cho bé vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe và kích thích phát triển chiều cao.

  • Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn và theo dõi bởi chuyên gia dinh dưỡng.

 

Trong quá trình đồng hành cùng con trưởng thành, con rất cần bố mẹ ở bên cạnh chăm sóc và quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, chế độ vận động. Chính sự qua tâm, theo dõi chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn của bé trong giai đoạn 0 - 18 tuổi thường xuyên sẽ giúp con khỏe mạnh, cao lớn vượt trội. Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên cùng đội ngũ chuyên gia của Công ty cổ phần MiDu Menaq7 hy vọng rằng, bố mẹ sẽ có một phương pháp chăm sóc con đúng chuẩn để con yêu lớn lên khỏe mạnh, cao lớn và thông minh.

0 bình luận, đánh giá về [MỚI] Bảng chiều, cao cân nặng chuẩn WHO của trẻ 0-18 tuổi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
2.36552 sec| 6566.32 kb