Nội dung bài viết
Khối lượng xương đạt đỉnh ở tuổi 30. Sau đó, sẽ giảm dần khi tuổi càng cao (Các tế bào hủy xương năng động hơn tế bào tạo xương) và dẫn đến tình trạng suy giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.
1, Khái niệm khối lượng xương đỉnh là gì?
Khối lượng xương đỉnh: là khối lượng của mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Trong quá trình phát triển, sự tạo xương lớn hơn sự mất xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa được gọi là khối lượng xương đỉnh. Thường tốc độ hình thành xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt độ đỉnh ở tuổi 25. Khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ thể. Hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau của khối lượng xương đỉnh là yếu tố di truyền và mức canxi trong chế độ ăn.
2, Ý nghĩa việc của đo lường khối lượng xương đỉnh với sức khỏe xương của trẻ
Khối lượng xương đỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe xương và nguy cơ loãng xương cho tương lai của trẻ em. Một khối lượng xương đỉnh tốt có nghĩa là xương của trẻ phát triển mạnh mẽ và có khả năng chống đối mức độ căng thẳng và va đập. Nó cũng giúp xác định khả năng phục hồi sau chấn thương.
Trong giai đoạn tăng trưởng, việc bổ sung canxi, vitamin D và quan trọng nhất là vitamin K2 đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xương phát triển và tích luỹ canxi. Tuy nhiên, để xây dựng khối lượng xương đỉnh tốt, việc duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống cân đối và vận động thể chất cũng rất quan trọng.
Phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe xương đối với trẻ em: Việc xây dựng khối lượng xương đỉnh là quá trình kéo dài suốt cả cuộc đời, những giai đoạn tăng trưởng là thời điểm tốt nhất để bắt đầu.
3, Phương pháp đo lường khối lượng xương đỉnh
Có một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để đo lường khối lượng xương đỉnh. Hai phương pháp chính bao gồm:
-
X-quang: X-quang là một phương pháp phổ biến để chẩn đoán xương và đo lường khối lượng xương đỉnh. X-quang sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh xương. Từ hình ảnh này, các chuyên gia y tế có thể đánh giá mật độ xương và xác định khối lượng xương đỉnh. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đo lường chính xác lượng khoáng chất trong xương.
-
CT Scan: CT scan (Computed Tomography)(chụp citi) cung cấp hình ảnh xương chi tiết hơn so với X-quang. Nó tạo ra các lát cắt ảnh mỏng của xương, giúp xác định khối lượng xương đỉnh và mật độ xương một cách chính xác hơn.
-
Thu thập và Xử lý Dữ liệu Khối Lượng Xương Đỉnh Dữ liệu về khối lượng xương đỉnh thường được thu thập thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như đã đề cập ở trên. Từ các hình ảnh này, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng các phần mềm và công cụ đặc biệt để đo lường khối lượng xương đỉnh và mật độ xương.
Dữ liệu này sau đó sẽ được xử lý để tính toán các chỉ số quan trọng như T-score và Z-score. T-score so sánh mật độ xương của bạn với mật độ xương của người trưởng thành bình thường. Z-score so sánh mật độ xương của bạn với mật độ xương của người cùng độ tuổi và giới tính. Những chỉ số này giúp xác định nguy cơ loãng xương và đánh giá sức khỏe xương của bạn.
4, Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh, tăng khối lượng xương đỉnh
Ở trẻ khỏe mạnh, thế cân bằng giữa tế bào tạo xương và tế bào hủy xương sẽ thiên về tế bào tạo xương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xương. Khi ta già đi, thế cân bằng giữa chúng sẽ dẫn thay đổi theo hướng tăng cường hoạt động của tế bào hủy xương, tạo tiền đề cho sự khởi phát và tiến triển của bệnh loãng xương. Nên các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xương đỉnh chính là:
-
Yếu tố dinh dưỡng: Bồi và chuyển hóa canxi chế độ bổ sung đầy đủ Vitamin K2, canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu khác sẽ giúp tăng khối lượng xương đỉnh.
-
Yếu tố lối sống: Tập thể dục thường xuyên - gia tăng lượng chuyển hóa, linh hoạt của khớp và xương.
5. Các phương pháp tăng khối lượng xương đỉnh
5.1. Ăn nhiều rau
Rau rất tốt cho xương. Chúng là một trong những nguồn vitamin C tốt nhất, kích thích sản xuất các tế bào xương. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tác dụng chống oxy hóa của vitamin C có thể bảo vệ tế bào ở xương khỏi bị tổn thương. Rau quả cũng giúp làm tăng mật độ khoáng xương, còn được gọi là mật độ xương hay khối lượng xương.
5.2. Luyện tập thể thao
Tập thể dục thường xuyên - gia tăng lượng chuyển hóa, linh hoạt của khớp và xương.
5.3. Bổ sung chuyển hóa canxi
Ở trẻ khỏe mạnh, thế cân bằng giữa tế bào tạo xương và tế bào hủy xương sẽ thiên về tế bào tạo xương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xương. Khi ta già đi, thế cân bằng giữa chúng sẽ dẫn thay đổi theo hướng tăng cường hoạt động của tế bào hủy xương, tạo tiền đề cho sự khởi phát và tiến triển của bệnh loãng xương - Khối lượng xương đỉnh thấp.
Trong trường hợp loãng xương MenaQ7 thông qua Osteocalcin sẽ sửa chữa quá trình hủy xương, nó sẽ lấp đầy lại các bề mặt xương bị lõm bằng canxi. Theo cơ chế này MenaQ7 hoạt động hiệu quả, giúp hình thành xương, đồng thời duy trì độ vững chắc và sức khỏe của xương, tăng mật độ xương.
MenaQ7 (Vitamin K2) còn làm tăng chất lượng xương và “Huy động” vôi hóa lạc vị trí vào đúng nơi cần đến. Sử dụng hàm lượng tối thiểu 180mcg - 360 mcg mỗi ngày trong thời gian 3 năm đã được phát hiện là làm giảm tỷ lệ mất xương ở phụ nữ sau sinh. Với việc Vitamin K2 không có độc tính dù dùng ở liều lượng nào cùng những lợi ích to lớn của vi chất này với bệnh loãng xương và tránh xơ vữa động mạch, tăng chất nền xương.
NGUỒN: MIDU
Có 0 bình luận, đánh giá về RẤT HAY: Khối lượng xương đỉnh và sức khỏe xương của trẻ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm