MIDU - Chia sẻ cách tăng chiều cao hiệu quả & khoa học

Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, con cao "trông thấy"

19/12/2023
Có 3 giai đoạn quyết định đến việc trẻ phát triển chiều cao sau này: giai đoạn bào thai, giai đoạn 1 đến 3 tuổi, giai đoạn dậy thì. Bố mẹ cần nắm được các cột mốc quan trọng này để giúp con đạt được chiều cao như mơ ước.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ là những giai đoạn nào? Chế độ dinh dưỡng cho các con trong giai đoạn này bố mẹ cần lưu ý điều gì? Trẻ phát triển chiều cao theo từng giai đoạn: Từ giai đoạn bào thai cho đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào chiều cao của trẻ cũng tăng, có lúc tăng nhanh, có lúc chậm lại. Vì vậy, việc hiểu rõ các mốc phát triển chiều cao của trẻ sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách để con có một chiều cao lý tưởng.

 

Giai đoạn nào con tăng chiều cao tốt nhất
Giai đoạn nào con tăng chiều cao tốt nhất

 

1. Có 3 giai đoạn quyết định đến việc trẻ phát triển chiều cao sau này  

1.1. Giai đoạn bào thai

 

Trong suốt 09 tháng mang thai, người mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt, nhằm tăng từ 10 – 12kg để em bé đạt được chiều cao 50cm ngay từ trong bụng mẹ. Lúc sinh, tương đương với cân nặng của em bé khoảng 3kg. 

 

Cột mốc đầu tiên trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ mà ít khi cha mẹ chú ý tới đó chính là giai đoạn ngay từ trong bào thai. Lúc này sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, khi mang thai người mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao thuận lợi.

 

Có thể bố mẹ chưa biết trẻ cao được thêm 1 cm ở trong bụng mẹ thì chiều cao của con có thể cao thêm 10 cm ở tuổi trưởng thành. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của trẻ được hình thành và phát triển nhanh chóng. Tại thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi để xương phát triển. Đối với thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể và giúp trẻ đạt chiều cao tối đa, tạo tiền đề cho trẻ phát triển chiều cao trong tương lai. Thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tinh thần tốt và nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng có thể tăng từ 10-12kg, khi đó em bé sinh ra sẽ đạt chiều cao chuẩn > 50cm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và qua sữa mẹ. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

 

  • Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú nhu cầu cần canxi là 1300mg – 1600mg/ngày.

 

1.2. Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi

 

Năm thứ nhất, con có thể tăng đến 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm tăng 10 cm. Sau 4 tuổi, trung bình, con chỉ tăng 5 – 6 cm cho đến tuổi dậy thì. Giai đoạn từ 0-3 tuổi được tính từ khi em bé sinh ra cho đến khi em bé được 3 tuổi. Nếu giai đoạn này trẻ được nuôi dưỡng tốt có thể sẽ tăng chiều cao từ 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/ năm trong năm tiếp theo.

 

Do đó, trong 3 năm đầu đời, em bé có thể tăng chiều cao tới 35 cm. Chiều cao của trẻ giai đoạn này sẽ bằng 1⁄2 chiều cao lúc trưởng thành. Do vậy, để đạt được chiều cao lý tưởng cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, canxi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ đúng cách như:

 

  • Dinh dưỡng: Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Bởi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Sau 6 tháng, khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp phát triển chiều cao cho trẻ.
  • Nhu cầu canxi cho trẻ 1-3 tuổi:

            + Đối với trẻ từ 0 dưới 6 tháng tuổi sẽ cần 300mg canxi/ngày.
            + Trẻ từ 7 tháng đến 11 tháng tuổi cần 400mg canxi/ngày.
            + Trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi cần 500 mg canxi/ngày.

  • Chăm sóc sức khỏe: Cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, sụt cân, biếng ăn,... Đồng thời, bổ sung canxi và vitamin D nhằm hỗ trợ sự phát triển của xương khớp. Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

 

1.3. Giai đoạn dậy thì

 

Giai đoạn nào giúp con tăng chiều cao tốt nhất?
Giai đoạn nào giúp con tăng chiều cao tốt nhất?

 

Tuổi dậy thì thường được tính: bé gái từ 10 – 12 tuổi, bé trai từ 12 đến 14 tuổi. Giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi đối với bé gái hoặc 14 đến 18 tuổi đối với bé trai là giai đoạn sau dậy thì. 

 

Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì thì có 01 năm em bé có thể tăng từ 8 – 12cm. Nếu như mỗi năm, ba mẹ có thể chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé tốt. Thông thường với con gái, giai đoạn phát triển nhanh là từ 10 đến 12 tuổi và bé trai là từ 11 đến 13 tuổi. Sau tuổi dậy thì, con vẫn có thể cao, nhưng tốc độ tăng trưởng thường là rất chậm.

 

Giai đoạn dậy thì chính là giai đoạn phát triển chiều cao "trông thấy" của trẻ và đây cũng chính là cơ hội cuối để thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ. Tuổi dậy thì sẽ có sự khác biệt giữa bé nam và bé nữ. Trong giai đoạn này trẻ có thể tăng chiều cao lên khoảng 12 cm. Đây được coi là giai đoạn cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, cho đến năm 16 tuổi hầu hết chiều cao sẽ ngừng phát triển, bởi vì mô sụn ở tuổi dậy thì sẽ không còn kéo dài được nữa. Tuy nhiên giai đoạn này cha mẹ lại ít khi chú trọng đến trẻ vì nghĩ rằng trẻ đã lớn và có thể tự chăm sóc bản thân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

 

Do vậy, để đạt được chiều cao lý tưởng khi bước vào tuổi trưởng thành, bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp đầy đủ canxi, vitamin D, chondroitin sulfat, DHA, acid folic,... thì cần có chế độ luyện tập phù hợp. Luyện tập thể dục thể thao chiếm 20% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Tùy theo năng lực và sở thích của bé, cha mẹ nên tạo điều kiện tốt cho con tham gia một số môn thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, đu xà, đạp xe,...

 

Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển hoàn toàn ổn định trong suốt thời kỳ thơ ấu. Hầu hết trẻ em sẽ có nhiều tuần hoặc vài tháng tăng trưởng chậm hơn một chút xen kẽ với các khoảng thời gian tăng trưởng vượt trội. 

 

Đây được ví như “3 giai đoạn vàng” quyết định chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn này, ngoài chế độ tập luyện ngủ nghỉ thì điều đặc biệt là con được ba mẹ bổ sung “Đúng - Đủ - Đều” dinh dưỡng khoa học, thì ước tính chiều cao của con gái đạt 170 cm và con trai đạt 180 cm ở tuổi trưởng thành là điều có thể chắc chắn.

 

2. Chiều cao của con phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn nào 

Từ những phân tích ở trên, thì ba mẹ có thể thấy: Trẻ em sẽ có 2 giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất.

 

- Đó là từ 0-1 tuổi: Một em bé từ khi sinh ra chỉ dài khoảng 50cm thì khi 1 tuổi bé đã có thể tăng gấp rưỡi tức là khoảng 75cm.
 

- Giai đoạn thứ 2 là 8-11 tuổi. Đây là độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì, cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ cuối cùng.

 

Ở đỉnh tăng trưởng, 1 năm các bé có thể phát triển như sau:

 

  • Nếu chiều cao của con không có tác động gì thì trong 01 năm có thể cao từ 6 – 8cm
  • Nếu sử dụng Midu MenaQ7 (sản phẩm có hàm lượng Canxi, D3, K2 vượt trội) liên tục trong 1 năm có thể giúp con cao 15-22cm.
     

Các mẹ thường nghĩ con phát triển đến năm 25 tuổi mới ngừng cao. Thực ra lại không phải vậy. 
 

Khi con bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao của con chỉ còn 1 năm đỉnh tăng trưởng, sau đó phát triển chậm lại và đến một thời điểm khi xương bắt đầu hoàn thiện các đầu sụn ở các đầu xương dài cốt hoá hết (gọi cách khác là các đầu xương đã khóa lại) thì hầu như sẽ không cao thêm được nữa. Đối với con gái thì sau dậy thì 3 năm quá trình này sẽ hoàn thiện, còn với con trai quá trình này sẽ dài hơn - sau 5 năm thì sẽ không cao thêm nữa. Bởi vậy, với chiều cao của con thì nên quan tâm càng sớm càng tốt. Ở các giai đoạn vàng mà mình thúc đẩy giúp con tăng chiều cao tối đa, hạn chế việc "hụt mất giai đoạn vàng" là vô cùng quan trọng.

 

Trên đây là các kiến thức chuyên môn khoa học được chia sẻ bới Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên về chủ đề các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ. Hy vọng với những chia sẻ của Bác sĩ và đội ngũ MIDU bố mẹ có thêm nhiều góc nhìn hơn để tận dụng được các thời điểm vàng để giúp con tăng chiều cao một cách hiệu quả. 
 

0 bình luận, đánh giá về Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, con cao "trông thấy"

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03531 sec| 2514.023 kb