MIDU - Chia sẻ cách tăng chiều cao hiệu quả & khoa học

[MẸ CẦN BIẾT] Cân nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

09/12/2023
Có nhiều phụ huynh thắc mắc "Cân nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không"?. Theo bác sĩ Hiên - Chuyên gia dinh dưỡng cho biết "Thiếu cân nặng, thiếu dinh dưỡng hay thừa cân nặng đều ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ." Vậy ba mẹ cần làm gì để kiếm soát cân nặng của con đạt CHUẨN? MIDU sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

Cân nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Mỗi ngày có hàng trăm phụ huynh gửi thắc mắc về cho bác sĩ Hiên, rằng chiều cao của con như này đã đạt chuẩn chưa, bé cao tầm này thì nên nặng bao nhiêu cân là vừa. Trong quá trình phát triển của con, chiều cao và cân nặng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cùng tìm hiểu bảng cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi của con trong bài viết dưới đây!

1. Cân nặng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao không?

Cân nặng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao không?

 

Cân nặng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Cụ thể:

Trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ khó cao hơn các bạn bè cùng trang lứa. Thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới tất cả các chức năng trong cơ thể. Kể cả là hệ cơ xương, đặc biệt trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời của con. Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài sẽ làm cho con phát triển còi cọc. Và cho đến khi trưởng thành thì con có tầm vóc thấp, nguy cơ béo phì.

Trẻ béo phì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dư cân thì cơ hội tăng chiều cao vượt trội càng khó hơn 1 chút bởi:

Trọng lượng cơ thể cao, tì đè các đầu xương con không cao lên được

Với các con béo phì có nhiều mỡ bụng, khi lớp mỡ quá dày (dư cân bền vững) sẽ làm giảm hormone tăng trưởng nội sinh

Trong một số trường hợp: khi dư cân rất nhiều tế bào chất béo (tế bào mỡ) trực tiếp hấp thụ cạnh tranh Vitamin D3 tai niêm mạc ruột nên khó tạo ra Osteocancin dạng bất hoạt nên con khó cao lên được 

Còn khi cơ thể thiếu hụt cân nặng không liên quan đến việc tăng chiều cao. Thiếu cân nặng do Thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thể còi, không có cân nặng để tăng trưởng.

2. Số cân nặng phù hợp với chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi

Số cân nặng phù hợp với chiều cao của trẻ theo từng độ tuổi

3. Tác Động Của Thừa Cân Đối Với Phát Triển Chiều Cao

Thừa cân đôi khi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này có thể được thấy qua các yếu tố sau:

Tác Động Của Thừa Cân Đối Với Phát Triển Chiều Cao

  • Áp Lực Cho Xương: Thừa cân tạo áp lực lên các xương trong cơ thể. Điều này có thể làm cho xương không thể phát triển một cách bình thường và dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình tăng trưởng chiều cao.
  • Gây Rối Cho Hormone Tăng Trưởng: Thừa cân có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone tăng trưởng trong cơ thể, gây ra sự rối loạn trong quá trình phát triển xương và chiều cao.
  • Gây Ảnh Hưởng Đến Cung Cấp Dinh Dưỡng: Thừa cân có thể dẫn đến sự rối loạn về cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho quá trình phát triển xương.

4. Biện pháp để ba mẹ kiểm soát cân nặng hợp lý cho con

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cần đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nhưng sử dụng thế nào thì cần được trang bị kiến thức chuẩn.

Các con cần hạn chế các đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga nếu muốn có chiều cao tốt và một cơ thể khỏe mạnh lâu dài.

Ăn sáng đầy đủ sẽ giúp các con có được nguồn năng lượng dồi dào. Nhiều gia đình cho con dậy muộn, khi đi học lại vội vàng khiến con thường bỏ bữa sáng. Hãy tập cho con dậy sớm, ăn sáng đầy đủ và thong thả vừa giúp con có sức khỏe tốt vừa giúp con tập được một thói quen đúng đắn.

Có một số bố mẹ vì muốn cho con ăn uống nhiều lại thêm cho con cả bữa đêm. Trừ trường hợp trẻ sơ sinh, khi mà các con đã chuyển sang ăn điều độ theo bữa thì nên hạn chế ăn đêm. Lý do là khi các con ăn đêm, cơ thể sẽ tiết ra insulin để tiêu hóa thức ăn. Mà insulin lại hạn chế hormon tăng trưởng. Nên khi con đi ngủ sẽ không tận dụng được tối đa lượng hormon tăng trưởng đáng ra sẽ giúp con cao lớn!

Vitamin K2 - "Người Vận Chuyển" Cho Phát Triển Chiều Cao. Một yếu tố không thể thiếu trong việc ổn định và tối ưu hóa phát triển chiều cao là vitamin K2. Vitamin K2 không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và sức khỏe tim mạch, mà còn có tác động quan trọng đến sự phát triển xương.

Vitamin K2 giúp đưa canxi vào nơi đúng trên xương và ngăn canxi khỏi tạo cặn trong các mạch máu và mô mềm. Khi cơ thể thiếu vitamin K2, canxi có thể tạo cặn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển xương.

Thậm chí, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin K2 có thể cải thiện tỷ lệ tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Vitamin K2 giúp cải thiện quá trình hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho xương, giúp tăng cường sự phát triển của chúng.

Bài viết trên MIDU đã giải đáp cho bố mẹ "Cân nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không". Cân nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ và thanh thiếu niên, tạo ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe xương nếu không điều chỉnh được cân nặng ở mức chuẩn. Để đảm bảo phát triển chiều cao tốt nhất cho trẻ em, việc duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh và bổ sung vitamin K2 là hai yếu tố quan trọng.

0 bình luận, đánh giá về [MẸ CẦN BIẾT] Cân nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06021 sec| 2494.242 kb