Trong suốt 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, bao gồm cả sự phát triển thể chất và trí não. Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu dinh dưỡng cao để đáp ứng các yêu cầu tăng trưởng, phát triển cơ bắp, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
1. Tại sao nói 1000 ngày đầu đời của trẻ là thời điểm vàng?
1000 ngày theo Tổ chức y tế thế giới được tính từ thời điểm đứa trẻ bắt đầu thụ thai trong bụng mẹ cho đến khi đứa trẻ 24 tháng tuổi. Đây được xem là “giai đoạn vàng” vì đây là giai đoạn bố mẹ cần chăm sóc con tốt nhất, tối ưu nhất.
Theo bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên “1000 ngày đầu đời là khoảng thời gian quý giá nhất của trẻ. Đây được coi như thời điểm vàng để tạo nền móng vững chắc về dinh dưỡng, chiều cao, trí tuệ, hệ thống miễn dịch,... cho trẻ. Nuôi dưỡng bé thật tốt trong giai đoạn này chính là sự đầu tư đúng đắn nhất để bé lớn lên mạnh khỏe, thông minh, tự tin và hạnh phúc.”
- Trí tuệ, cảm xúc: toàn bộ giác quan phát triển của con đã được manh nha, phát triển từ trong bụng mẹ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối kỳ. Trong giai đoạn 1 năm đầu tiên các giác quan đó phát triển rất nhanh.
- Ngôn ngữ: 4-12 tháng là giai đoạn phát triển của ngôn ngữ
- Dinh dưỡng: 6-12 tháng
- Phát triển chiều cao: Giai đoạn bào thai: Mẹ tăng từ 10 – 12kg để con đạt được chiều cao 50cm. Nếu con cao thêm 1cm từ trong bụng mẹ thì ở tuổi trưởng thành, con có thể cao thêm 10cm so với chiều cao chuẩn trung bình.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Năm thứ nhất, con có thể tăng đến 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm tăng 10 cm. Sau 4 tuổi, trung bình, con chỉ tăng 5 – 6 cm cho đến tuổi dậy thì.
2. Có những cột mốc quan trọng nào trong 1000 ngày đầu tiên
Có 4 cột mốc quan trọng:
2.1 Giai đoạn mẹ mang thai
Dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ “Tam cá Nguyệt” mà mẹ bầu cần biết
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) cần Axit folic - Một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh
Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa), nếu mẹ có hiện tượng bị nghén và nôn nhiều thì mẹ cần bổ sung magie, B6
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối) tốc độ phát triển của con là tăng gấp đôi về cân nặng và tăng gấp 3 về chiều cao. Cơ thể của mẹ còn có hiện tượng vôi hóa bánh nhau từ tuần 31 - Nên đây là thời điểm rất cần chuyển hóa canxi để mẹ và con đều đủ dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung Sắt – Giúp tăng cường tái tạo hồng cầu, vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể của cả mẹ và con.
2.2 Giai đoạn mẹ cho con bú
Ở giai đoạn này thì chế độ ăn của mẹ giống như mang thai 3 tháng cuối. Lúc này sữa mẹ sẽ phù hợp với hệ tiêu hóa của em bé và giúp em bé phát triển hệ miễn dịch và là nền tảng phát triển thể chất sau này. (phòng ngừa các biến chứng suy dinh dưỡng hay là béo phì)
2.3 Giai đoạn em bé cai sữa
Giai đoạn này, nếu mẹ hết sữa, mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với lứa tuổi của con. Đối với bột, cháo mình có thể tăng dần theo quy trình từ tinh đến thô với số lượng tăng dần từ loãng đến đặc.
Giai đoạn này khi bé bắt đầu đến tiếp xúc nhiều thực phẩm mới lạ, bố mẹ cần chú ý chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho con được phát triển toàn diện về hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa
2.4 Giai đoạn em bé tập đi
Đối với giai đoạn này, em bé cần rất nhiều dưỡng chất như chất béo, canxi, MenaQ7, DHA và sắt để giúp con tăng cường đối đa về thể chất và trí não ở giai đoạn này
3. Chế độ dinh dưỡng 1000 ngày vàng đầu đời
3.1 Bổ sung Axit Folic, sắt cho bà mẹ khi mang thai
Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt.
Thông thường một người mẹ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.
Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.
3.2 Cho con bú đảm bảo bảo dinh dưỡng:
Mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã khẳng định dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng nhất định tới lượng sữa và thành phần vi chất có trong sữa mẹ. Cụ thể, nếu chế độ ăn uống của người mẹ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, Vitamin K2, D và B1 thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu các vitamin này. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể của trẻ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ.
Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho người mẹ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé. Những trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng và khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.
3.3 Bổ sung chuyển hóa canxi (không dùng bổ sung vitamin D, vì bổ sung nhiều có thể gây ngộ độc vitamin D
Trong suốt 9 tháng 10 ngày cơ thể mẹ phải trải qua nhiều thay đổi để nuôi dưỡng thai nhi. Và việc bổ sung khoáng chất - Chuyển hóa canxi là điều quan trọng. Không chỉ giúp ích cho sức khỏe của mẹ mà còn cho sự phát triển toàn diện của con.
Sắt III: Dễ hấp thu, giúp tăng HCT (hematocrit) trong tế bào máu, cung cấp nguồn oxy tối ưu cho con.
Canxi L-5-Methyltetrahydrofolate (1 dạng của acid folic): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
MenaQ7: Giúp chuyển hóa canxi, tăng cường hấp thu canxi tối đa vào xương và răng cho con.
Đặc biệt là DHA (Life’s DHA) từ vi tảo tinh khiết: Gấp 4 lần DHA từ cá, nền tảng khai sáng trí tuệ cho con.
3.4 Bổ sung DHA
25% cấu trúc não bộ của con đã được hình thành trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Vào 1 năm đầu đời, con có thể tăng đến 50% cấu trúc não.
Trong 5 năm tiếp theo, cấu trúc não của con sẽ phát triển 20%.
Phải đến khi con 6 tuổi thì ba mẹ mới thấy rõ được độ thông minh cũng như khả năng ghi nhớ của con. Và ba mẹ hoàn toàn có thể thay đổi IQ của con ngay từ giai đoạn mang thai.
Con thông minh hay không đều phụ thuộc vào việc cung cấp DHA, đặc biệt là DHA vi tảo - nền tảng khai sáng trí tuệ cho con, giúp con tăng 7 điểm về chỉ số thông minh.
3.1 Bổ sung Arginine
Ngoài Vitamin K2, thì ba mẹ cần bổ sung Arginine cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.
Ở trẻ sơ sinh, phần lớn xương được tạo nên bằng chất liệu sụn. Khi trẻ phát triển, sụn này dần biến thành xương - gọi là tiến trình cốt hóa. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng còn được gọi là đĩa sụn nằm ở đầu xương.
Arginine đóng vai trò thúc đẩy sự phân chia tế bào của đĩa tăng trưởng ở đầu xương, giúp xương phát triển dài hơn trong giai đoạn này
4. Lợi ích khi thực hiện tốt các chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ?
Trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời của trẻ, khi thực hiện dinh dưỡng đúng và đủ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ mà còn giúp bé phát triển tối đa về thể chất, trí não, nâng cao các thành tích học tập của bé. Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây như: đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch ở giai đoạn sau này.
Bác sĩ Hiên chia sẻ: “Hiện nay các bà mẹ cũng đang có sự quan tâm đến 1000 ngày đầu tiên và chế độ dinh dưỡng cho các bé. Tuy nhiên, có nhiều bố mẹ chưa tiếp cận được các thông tin chính thống nên dẫn đến việc quan niệm về chế độ chăm sóc, áp dụng chế độ mà nhiều khi không đúng. Hãy trở thành những ông bố bà mẹ thông thái, chọn lọc thông tin CHUẨN NHẤT để sẵn sàng đồng hành cùng con yêu trong chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của con nhé!
NGUỒN: MIDU
Có 0 bình luận, đánh giá về Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời quyết định tương lai của con, mẹ đã biết chưa?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm