MIDU - CÔNG TY ĐẦU TIÊN XÁC LẬP NGÀNH CHIỀU CAO

Chuyên gia chiều cao bật mí 7 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

03/11/2023
Tìm hiểu về cách tăng chiều cao cho con độ tuổi dậy thì là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Để trở thành những phụ huynh thông thái, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ phát triển một tâm hồn và tư duy mạnh mẽ, khám phá và phát triển tài năng của mình. Hãy trân trọng giai đoạn vàng tuổi dậy thì và hướng dẫn trẻ đi trên con đường phát triển toàn diện, để họ trở thành những người tự tin, thành công và hạnh phúc trong tương lai.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

Dậy thì được xem là giai đoạn “bắt cuối” về chiều cao của con. Con qua giai đoạn dậy thì thì sẽ rất khó để cao. Nhưng nếu ba mẹ bắt “đỉnh tăng trưởng” về chiều cao cho con trong giai đoạn này, con hoàn toàn có thể cao lên trông thấy. Hãy cùng MIDU tìm hiểu ngay cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì tại bài viết dưới đây.

1. Tuổi dậy thì là giai đoạn “Đỉnh tăng trưởng” phát triển chiều cao cho trẻ

Theo bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên: “Tuổi dậy thì được tính từ 10 - 12 tuổi đối với nữ và từ 11 – 13 tuổi đối với nam, đây là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp cũng như khung xương và chức năng sinh dục.

Tốc độ phát triển và tăng trưởng chiều cao nhanh, có thể tăng từ 8cm mỗi năm ở bé gái giai đoạn 9 -11 tuổi và tăng 10 -12cm/năm (năm đó được gọi là đỉnh tăng trưởng). Với bạn nữ là trước và sau 6 tháng có kỳ kinh đầu tiên. Với bạn nam là trước và sau 6 tháng có kỳ xuất tinh đầu tiên.

Đối với bé trai, tốc độ tăng trưởng là 10cm mỗi năm khi 11 tuổi và đạt tối đa đến 15cm trong 1 năm (liên quan đến năm đỉnh tăng trưởng đã nói trên). Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi bé gái sau 3 năm dậy thì, bé trai sau 5 năm dậy thì”.

Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ, bao gồm cả sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, các khớp xương và sụn còn đang phát triển và linh hoạt hơn so với khi trẻ đạt đến tuổi trưởng thành. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự kéo dãn và gia tăng chiều dài của xương.

 

BÁC SĨ HIÊN CHIA SẺ: CÁCH TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ MỚI NHẤT #2024

 

2. Làm thế nào để phát triển chiều cao? 11 cách cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Tăng chiều cao cho con bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

2.1 Ăn bữa sáng đủ chất

Để có một lối sống lành mạnh thì không thể bỏ qua bữa sáng. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, thể trạng của con muốn được phát triển một cách tối đa, thì cần chú tâm vào việc bổ sung bữa sáng đủ dưỡng chất – Giúp tăng quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn.

2.2 Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cần đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Có một số bố mẹ vì muốn cho con ăn uống nhiều lại thêm cho con cả bữa đêm. Trừ trường hợp trẻ sơ sinh, khi mà các con đã chuyển sang ăn điều độ theo bữa thì nên hạn chế ăn đêm. Lý do là khi các con ăn đêm, cơ thể sẽ tiết ra insulin để tiêu hóa thức ăn. Mà insulin lại hạn chế hormon tăng trưởng. Nên khi con đi ngủ sẽ không tận dụng được tối đa lượng hormon tăng trưởng đáng ra sẽ giúp con cao lớn!

2.3 Nên ngủ đủ giấc và ngủ trước 22h mỗi ngày

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của con. Nếu ngủ quá trễ hoặc ngủ không ngon giấc thì chiều cao của con có thể rất khó phát triển được tối đa

23h tối đến 1h sáng được xem là “Khung giờ vàng” – Giúp con “Cao ngay trong giấc ngủ” nhờ Hormone tăng trưởng hoạt động mạnh ở thời điểm này. Nên con cần ngủ đủ và ngủ trước 22h.

CHI TIẾT: Nên ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao?

2.4 Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Ba mẹ cũng đừng ép con ăn trong giai đoạn này. Thay vào đó, ba mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn, không cần ăn nhiều, nhưng cần đủ dưỡng chất: protein, đường, vitamin C, Vitamin D, Vitamin K và các khoáng chất như Canxi, Magie, Phốt pho, Kẽm…vừa không ảnh hưởng đến cân nặng vừa tốt cho thể trạng của con.

VẬY THÌ: Ăn gì để tăng chiều cao cho bé?

2.5 Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp cơ thể trẻ phát triển chiều cao tối đa, mà còn kích thích các hệ cơ, xương phát triển đồng bộ và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp….

Vận động có sức ảnh hưởng to lớn tới quá trình khôi phục và tái tạo các mô xương, sụn. Theo đó, hầu hết các hoạt động thể chất tạo ra lực tác động lên cơ và xương đều có tác dụng thúc đẩy quá trình khoáng hóa và mô hình hóa.

TRẢ LỜI CÂU HỎI: nhảy dây có tăng chiều cao không?

2.6 Kiểm soát cân nặng

Cân nặng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao

Khi cơ thể thừa cân sẽ có 2 cơ chế ảnh hưởng:

   1. Trọng lượng nhiều tỳ đè lên khung xương nên khó phát triển.

   2. Khi dư cân rất nhiều tế bào chất béo (tế bào mỡ) trực tiếp hấp thu cạnh tranh Vitamin D3 tại niêm mạc ruột nên khó tạo ra Osteocancin dạng bất hoạt nên con khó cao lên được

Còn khi cơ thể thiếu hụt cân nặng không liên quan đến việc tăng chiều cao. Thiếu cân nặng do Thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thể còi, không có cân nặng để tăng trưởng

2.7 Uống đủ nước

Nước chiếm 70% trọng lượng trong cơ thể của chúng ta đó là điều hầu như ai cũng biết và trong cấu trúc xương có đến 31% là nước

Khi chúng ta uống đủ nước cơ thể sẽ được làm sạch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Chắc chắn rằng khi cơ thể của chúng ta không tồn tại các độc tố thì quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra thuận lợi hơn và góp phần giúp xương phát triển tốt hơn

Vậy nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng để có thể giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh 

2.8 Luyện tập tư thế tốt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và yếu tố di truyền thì để tăng chiều cao hiệu quả con cần thường xuyên tập luyện với các bài tập kéo giãn cơ thể, tư thế tốt để kích thích sự phát triển của xương và các đầu sụn. Việc tập luyện thường xuyên cũng giúp sản sinh hormone tăng trưởng (HGH) để phát triển chiều cao.

2.9 Tránh sử dụng đồ uống có gas, có cồn

Nước ngọt là nước giải khát xuất hiện rất nhiều trong những cuộc tụ tập, ăn uống. Đây có thể coi là thức uống ưa chuộng của trẻ em bởi nó có vị ngọt rất được ưa thích.

Nước ngọt có gas làm tăng insulin, hạn chế hormon tăng trưởng và bọt khí trong nước có gas chứa chất hóa học làm ‘’ăn mòn’’ canxi của xương. Vậy nên trẻ có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà trẻ có thể đạt được nếu sử dụng quá nhiều nước có gas 

2.10 Giữ tâm lý thoải mái là cần thiết trong giai đoạn dậy thì

Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng. Tạo cho con cảm giác thoải mái, không bị ức chế, không có những tâm lý tiêu cực sẽ giúp cho con không bị chậm lại quá trình phát triển của mình. 

2.11 Sử dụng viên uống hỗ trợ tăng chiều cao

Nói đến tăng chiều cao, người ta nghĩ ngay tới việc bổ sung canxi. Đương nhiên, canxi là một khoáng chất quan trọng trong việc hình thành xương và việc hình thành xương là một điều kiện cần để tăng chiều cao. Tuy nhiên, ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao có đầy đủ 5 dưỡng chất: Canxi, Vitamin K2, Vitamin D3, Magie, Arginin để canxi được “vận chuyển” và củng cố vào đúng nơi cần đến là xương và răng được tối đa.

Độ tuổi dậy thì là giai đoạn đỉnh tăng trưởng để con cao lớn vượt trội, nên nếu cha mẹ biết tận dụng giai đoạn này và bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao như các sản phẩm của Midu MenaQ7 theo đúng lộ trình tư vấn thì con sẽ phát triển chiều cao được tối đa.

 

[MẸ LƯU NGAY]: Thực hư về cách tăng chiều cao trong 1 tuần? Cần làm gì để tăng chiều cao?

3. Điều gì đang “Đánh cắp” chiều cao của trẻ trong độ tuổi dậy thì?

Điều gì đang “Đánh cắp” chiều cao của trẻ trong độ tuổi dậy thì

Cho con ăn uống những món con thích, cho con theo chế độ ngủ nghỉ không lành mạnh,...vô tình làm mất đi cơ hội tăng chiều cao cho con, đặc biệt ở tuổi dậy thì - Thời kỳ “bắt cuối” về chiều cao của con.

3.1 Chế độ ăn uống không lành mạnh, thích ăn vặt

Nhiều trẻ thích ăn gà rán, khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt, kem và tất cả các loại nước ngọt. Chế độ ăn uống không lành mạnh lâu dài dễ khiến trẻ thừa cân. Dư cân quá mức chính là nguyên nhân khiến trẻ khó cao

3.2 Thích thức khuya, học tập và nghỉ ngơi thất thường

“Khung giờ vàng” để ngủ giúp tăng Hormone tăng trưởng và giúp trẻ tăng chiều cao chính là: 23h tối đến 1h sáng. Vì vậy thời gian ngủ lý tưởng và ngủ sâu giấc cho con là trước 22h tối.

Một số trẻ theo thời gian biểu của bố mẹ, thường đi ngủ muộn – Điều này khiến trẻ không thể dài ra trong giấc ngủ 

3.3 Bổ sung dinh dưỡng không đúng cách

Nhiều ba mẹ nghĩ đến việc tăng chiều cao cho con là chỉ bổ sung thật nhiều canxi. Điều này vô tình gây hại không đáng có – Vì canxi mặc dù rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương nhưng lại luôn cần dưỡng chất quan trọng là Vitamin K2 (MenaQ7) để vận chuyển tối đa vào xương và răng.

3.4 Tập luyện thể dục, thể thao không đúng cách

Tập thể dục đúng cách có thể kích thích sụn và xương phát triển nhanh hơn. Hơn nữa, có thể thay đổi trong hệ thống nội tiết, tiết ra một số hormone có lợi cho sự phát triển của xương, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển của xương.

Nhưng tập thể dục quá mức hoặc không đủ thì lại không giúp con có được chiều cao vượt trội.

3.5 Nhịn ăn

Ở tuổi tiền dậy thì và dậy thì, tâm sinh lý của trẻ thường thay đổi, các con sẽ chú ý hơn đến ngoại hình và không ít bạn sẽ nhịn ăn với mong muốn vóc dáng sẽ mảnh mai. 

Nhưng các con không hề biết rằng, điều đó sẽ làm giảm lượng calo và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, gây ra rối loạn dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và hạn chế sự phát triển chiều cao. 

4. Một số câu hỏi về cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì?

4.1 Bé gái sau khi có kinh nguyệt còn cao được nữa không?

Bé gái sau khi có kinh nguyệt chắc chắn còn cao được. Năm có kinh nguyệt thì thường cũng chính là năm đỉnh tăng trưởng của bé gái. Nhưng sau đó 1-2 năm tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần và 3-4 năm thì sẽ dừng hẳn. Nên ba mẹ cần tranh thủ trước khi con ngừng cao hẳn.

4.2 Trẻ cần nghỉ ngơi bao nhiêu phút vào buổi trưa?

Nên cho trẻ ngủ trưa từ 15 - 30 phút/ngày, tránh việc không ngủ trưa hoặc ngủ trưa qía nhiều khiến trẻ lười vận động dẫn đến béo phù

4.3 Giai đoạn dậy thì có phải là giai đoạn con tăng cao nhất?

Không phải. Khi con từ 0-1 tuổi chiều cao con tăng gấp rưỡi, tăng thêm khoảng 25cm. Giai đoạn dậy thì cũng rất hiếm trẻ em có thể đạt được mức tăng trưởng 25cm trong 1 năm

Và nếu tính theo giai đoạn 3 năm thì giai đoạn dậy thì cũng không bằng giai đoạn tiền dậy thì (8-11 tuổi). Ở giai đoạn này mỗi năm con có thể cao 8-10cm. Cả 3 năm con có thể cao 25-30cm

4. 4 Dậy thì sớm ảnh hưởng như nào đến việc tăng chiều cao?

Dậy thì sớm thường được hiểu là bạn (nam và nữ) có dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi. Bạn nam thì thường không phát hiện mà phải đi khám bác sĩ. Bạn nữ được hiểu là có kỳ kinh đầu tiên 

Ở những bạn có sinh lý bình thường, giai đoạn trước 8 tuổi là hormone tăng trưởng hoạt động mạnh, chiều cao của bạn tăng đều từ 6 - 8 cm/năm bạn dậy thì sớm (hormone sinh dục hoạt động mạnh) bạn cao vọt trong 3 năm và trong các năm tiếp theo, bạn dường như không còn cao được nữa so với các bạn bè cùng trang lứa.

Như vậy, trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ, tuổi dậy thì được coi là giai đoạn quan trọng nhất và "đỉnh tăng trưởng" của chiều cao. Hy vọng bài viết trên, MIDU MenaQ7 đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức cần thiết về cách tăng chiều cao trong độ tuổi dậy thì. Nắm bắt và tận dụng giai đoạn vàng này là điều vô cùng quan trọng để hướng tới một chiều cao VƯỢT TRỘI cha mẹ nhé!

0 bình luận, đánh giá về Chuyên gia chiều cao bật mí 7 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07048 sec| 6478.586 kb