1. Thiếu vitamin D3 – “rào cản” ngăn trẻ cao lớn
Trẻ muốn phát triển chiều cao tối ưu cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), vận động thể thao và nghỉ ngơi khoa học. Trong các yếu tố dinh dưỡng, vitamin D3 và vitamin K2 đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Vitamin D3 phối hợp với Vitamin K2 giúp hấp thu tối đa canxi từ thực phẩm vào máu và đưa canxi tới đúng vị trí tại xương với hàm lượng chính xác nhất. Nếu thiếu vitamin D3, cơ thể chỉ hấp thu được 10 - 15% canxi, còn lại bị đào thải ra ngoài. Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính gây còi xương, chậm vận động (lẫy, bò, đi), chậm mọc răng, men răng xấu, chậm phát triển chiều cao ở trẻ... Nhiều công trình thực nghiệm quy mô lớn trên thế giới đã chứng minh: trẻ nhận đủ vitamin D3, K2 bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu canxi tăng chiều cao tốt hơn hẳn trẻ không được bổ sung. Nghiên cứu của TS Ganmaa (ĐH Harvard) cho thấy, trẻ được bổ sung vitamin D3 liều dự phòng hằng ngày tăng chiều cao tốt hơn gần 2cm/năm so với trẻ không được bổ sung, chưa kể mức tăng trung bình theo độ tuổi.
2. Thiếu vitamin D3 gây suy giảm miễn dịch, trẻ dễ ốm hơn
Vitamin D3 tác động tới cả 2 hệ thống phòng thủ của cơ thể: hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng, giúp chúng phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt để đối phó với các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả. Thiếu vitamin D3 được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do suy giảm miễn dịch như: nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi, lao, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD), cúm, bệnh tự miễn T
Báo cáo của TS. Cannell (Hội đồng Vitamin D Hoa Kỳ) cho thấy, nhóm trẻ có nồng độ vitamin D thấp (dưới 10 ng/mL) có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 11 lần so với trẻ có nồng độ vitamin D tốt hơn.
Nghiên cứu của TS Urashima (Đại học Y Jikei, Nhật Bản) còn chỉ ra, nhóm trẻ được bổ sung vitamin D3 có tỷ lệ mắc cúm A là 10,8% trong khi tỷ lệ này ở nhóm không được bổ sung lên tới 18,6%. Đáng chú ý, ở những trẻ có tiền sử bệnh hen suyễn, tỷ lệ trẻ lên cơn hen ở nhóm không bổ sung cao gấp 6 lần so với nhóm trẻ được bổ sung.
3. Thiếu vitamin D3 - tăng nguy cơ còi xương, loãng xương
Còi xương là một dạng rối loạn khiến xương mỏng và yếu, biểu hiện bởi tình trạng xương nhô ra ngoài, dễ biến dạng. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương là do thiếu vitamin D3. Vì lí do này, năm 2008 Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bổ sung 400 IU vitamin D3 mỗi ngày cho trẻ em ngay sau khi sinh. Ở người lớn, loãng xương là sự suy giảm mật độ xương, đặc trưng bởi tình trạng yếu xương, gãy xương. Theo nghiên cứu của SJ Gallacher (BVĐK Miền Nam, Glasgow, Anh), có tới 95% bệnh nhân gãy xương do loãng xương bị thiếu vitamin D3.
Trong khi đó, nghiên cứu của GS. John A Kanis đăng trên tạp chí y khoa The Lancet đã gợi ý rằng, việc bổ sung đủ vitamin D có thể giúp giảm 50 – 60% nguy cơ gãy xương do loãng xương.
4. Thiếu vitamin D3 và những vấn đề sức khoẻ khác
Thiếu vitamin D có thể làm giảm sản xuất Insulin, gây rối loạn dung nạp Glucose và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu trên hơn 6.400 người của Robinson-Cohen (ĐH Washington, Mỹ) và các cộng sự chỉ ra: tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người thiếu vitamin D3 cao hơn hẳn so với người có nồng độ vitamin D3 tốt. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy mối liên hệ giữa vitamin D và sự biệt hoá một số tế bào ung thư như ung thư da, xương và các tế bào ung thư vú….
Trên đây là tổng hợp một số các vấn đề liên quan đến thiếu hụt vitamin D3 và những hậu quả của nó. Mong rằng với những kiến thức được chúng tôi chia sẻ ở đây sẽ giúp cho các bố mẹ có thêm nhiều kiến thức để nuôi dạy con ngày một khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
(Nguồn: Tổng hợp)
Có 0 bình luận, đánh giá về Thiếu Vitamin D3 ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm