MIDU - Chia sẻ cách tăng chiều cao hiệu quả & khoa học

18 tuổi còn tăng chiều cao được không? Làm gì để cao hơn?

06/12/2023
Lấy mốc con gái sau dậy thì 3 năm, con trai sau dậy thì 5 năm dường như không cao thêm dc. Theo đúng sinh lí thì con gái dậy thì năm 12 tuổi, con trai bắt đầu dậy thì năm 13 tuổi. Dựa vào lý thuyết này ta có thể khẳng định rằng, con gái ở tuổi 18 không cao thêm được nữa, còn con trai 18 tuổi vẫn có thể tăng chiều cao thêm, nhưng tần suất và mức độ tăng trưởng sẽ ít hơn rất nhiều so với giai đoạn trẻ em và độ tuổi vị thành niên.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

Có bao giờ bạn tự hỏi 18 tuổi còn tăng chiều cao được không? Trên thực tế đã có nhiều minh chứng cho rằng sau tuổi dậy thì vẫn có khả năng tăng chiều cao nếu thực hiện đúng các chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng với tất cả mọi người? Đâu mới là cách đơn giản, hiệu quả và phù hợp với nhiều người nhất để tăng chiều cao hiện nay? Hãy cùng https://midumenaq7.com/ đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

 

18 tuổi còn tăng chiều cao được nữa hay không?
18 tuổi còn tăng chiều cao được nữa hay không?

 

1. 18 tuổi còn tăng chiều cao được không?

 

Theo lý thuyết, thường thì quá trình tăng trưởng chiều cao chính thức kết thúc khi con người đạt độ tuổi trưởng thành. Cụ thể với nam giới sẽ là 18 đến 20 tuổi và nữ giới là 16 đến 18 tuổi. Ở độ tuổi này các xương dài đã đạt đến độ hoàn thiện, sự tăng trưởng chiều cao sẽ chậm dần và dừng lại hẳn. Theo WHO, chiều cao của nam giới ở tuổi 18 là 175.7 cm, trong khi đó nữ giới là 163 cm. 

 

Lấy mốc con gái sau dậy thì 3 năm, con trai sau dậy thì 5 năm dường như không cao thêm dc. Theo đúng sinh lí thì con gái dậy thì năm 12 tuổi, con trai bắt đầu dậy thì năm 13 tuổi. Dựa vào lý thuyết này ta có thể khẳng định rằng, con gái ở tuổi 18 không cao thêm được nữa, còn con trai 18 tuổi vẫn có thể tăng chiều cao thêm, nhưng tần suất và mức độ tăng trưởng sẽ ít hơn rất nhiều so với giai đoạn trẻ em và độ tuổi vị thành niên. Nếu bạn đang ở tuổi 18 và muốn tăng chiều cao, hãy cân nhắc đến yếu tố này. 

 

Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao ở độ tuổi này bao gồm yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và lối sống.

 

Hãy tham khảo những cách tăng chiều cao ở tuổi 18 (nam giới) và cách giúp nữ ở tuổi 18 giữ được xương chắc khỏe. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng việc tăng trưởng chiều cao sau tuổi trưởng thành khá hạn chế và không hoàn toàn hiệu quả đối với tất cả mọi trường hợp. Việc đạt được chiều cao lý tưởng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác mà chúng ta không thể kiểm soát.

 

Bố mẹ ơi, LƯU NGAY: Cách để tăng chiều cao cho để không bỏ lỡ giai đoạn "BẮT CUỐI" chiều cao của bé trai

 

2. Cách tăng chiều cao ở tuổi 18 nam khoa học và hiệu quả

 

Việc tăng chiều cao ở tuổi 18 đòi hỏi sự chăm chỉ và lòng kiên nhẫn. Bởi vì đây là giai đoạn cuối cùng cho quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên trước khi trưởng thành. Dưới đây là một vài phương pháp khoa học và hiệu quả giúp tăng chiều cao cho những trẻ tuổi 16 mà phụ huynh có thể tham khảo:

 

2.1. Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

 

- Về ăn:

 

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cơ thể bao gồm trí não, cân nặng và cả chiều cao. Do đó, để có thể đạt được chiều cao mong muốn, bạn cần lưu tâm đến vấn đề ăn uống của con em mình. Một số dưỡng chất cần bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày theo Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam bao gồm:

 

  • Tinh bột: Để phát triển chiều cao tốt nhất, bạn cần phải bổ sung tinh bột cho cơ thể. Cụ thể 55 gram cơm trắng hoặc 80 gram bún là hàm lượng cần thiết mỗi ngày.

  • Chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển chiều cao, do đó cần cung cấp đủ 1 đơn vị chất đạm mỗi ngày. Hàm lượng này tương ứng với 38 gram thịt lợn nạc hoặc 71 gram thịt gà cả xương, 34 gram thịt bò…

  • Vitamin và khoáng chất: Bạn cần cung cấp vitamin và khoáng chất thông qua rau xanh và các loại trái cây. Hàm lượng được khuyến khích là 80 gram cho rau xanh (rau chân vịt, rau cải xoăn, bông cải…) và 80 gram trái cây các loại.

  • Canxi: Canxi sẽ được tìm thấy dễ dàng trong sữa và các chế phẩm từ sữa, do đó nên bổ sung ít nhất 100ml sữa mỗi ngày theo khuyến nghị.

  • Chất béo: Mỗi ngày cần bổ sung từ 5 ml dầu ăn hoặc 5 gram mỡ lợn hoặc bơ để duy trì lượng chất béo cần thiết cho cơ thể.

  • Đường và muối: 2 loại gia vị này được khuyến khích ăn dưới 25 gram mỗi loại trên một ngày.

 

Bên cạnh đó, một số thực phẩm không tốt cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ bạn cần lưu ý tránh xa như sau:

 

  • Thức ăn nhanh: Trong thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho cơ thể, nó có thể làm rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ.

  • Nước ngọt có gas: trong nước ngọt có gas chứa nhiều đường hóa học và axit photphoric. Những hoạt chất này làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi vào xương, cản trở quá trình tăng chiều cao.

  • Đồ ăn nhiều đường: Các loại bánh ngọt hoặc kẹo từ đường mía, đường tinh khiết sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây béo phì và chậm phát triển chiều cao. Từ đó, cơ thể phải tiết ra insulin để cân bằng và làm ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng của trẻ. 

  • Đồ ăn mặn: Các loại đồ ăn mặn sẽ đào thải canxi qua đường tiểu, làm thiết hụt canxi trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao và gây ra một số bệnh về tim mạch, thận, huyết áp…

 

- Về uống:

 

“Theo khuyến cáo từ Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam, cơ thể thiếu niên trưởng thành (18 tuổi) cần tiêu thụ từ 1600 ml nước đến tối đa 2400 ml nước mỗi ngày”. Trong đó, lượng nước đến từ thức ăn và rau xanh, trái cây chỉ chiếm khoảng 30 - 40%. Vì thế, việc bổ sung nước uống trực tiếp từ bên ngoài cần 60 đến 70% tương ứng với 1120 – 1700 ml nước lọc.

 

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể có được môi trường phát triển ổn định, giúp hỗ trợ phát triển chiều cao cho tuổi 18 được hiệu quả hơn. Lưu ý rằng nước sẽ không giúp phát triển chiều cao một cách trực tiếp, mà sẽ gián tiếp góp phần vào quá trình này, giúp nó diễn ra hiệu quả hơn.

 

Việc không bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và quá trình phát triển chiều cao. Cụ thể, thiếu nước sẽ làm cho quá trình trao đổi chất suy giảm, chiều cao được quy định bởi bộ gen cũng không được phát triển tối đa.

 

2.2. Uống sữa hằng ngày

 

Sữa cung cấp một lượng lớn canxi và protein rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng chiều cao. Do đó, việc bổ sung sữa mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dung nạp thêm một lượng dưỡng chất thiết yếu. Ngoài ra, sữa được bổ sung qua đường uống sẽ dễ hấp thu vào cơ thể hơn, từ đó mang đến hiệu quả tăng trưởng chiều cao vượt trội hơn.

Uống sữa hằng ngày có thể giúp cao thêm và xương chắc khỏe
Uống sữa hằng ngày có thể giúp cao thêm và xương chắc khỏe

 

2.3. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

 

Giấc ngủ đủ và chất lượng cao rất quan trọng cho quá trình tăng trưởng chiều cao. Do đó hãy tạo ra một môi trường thoải mái, yên tĩnh, đủ tối để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ.

 

Giấc ngủ chiếm phần quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao
Giấc ngủ chiếm phần quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao

 

Khi ngủ, nồng độ tăng trưởng HGH sẽ được tiết ra, giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương và cơ bắp của trẻ. Vì thế, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển chiều cao ở tuổi 18. Để tối ưu hóa nồng độ này, trẻ cần được duy trì giấc ngủ từ 8 đến 10 giờ và ngủ trước 22h mỗi ngày. 

TRẢ LỜI CÂU HỎI: Nên ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao?

 

2.4. Phát triển chiều cao bằng cách chơi thể thao

 

Việc chơi thể thao sẽ không giúp tăng chiều cao trực tiếp, nhưng sẽ mang đến những lợi ích tích cực cho quá trình tăng chiều cao ở tuổi 18. Trường hợp khi các sụn khớp chưa đóng lại, tập luyện thể thao thường xuyên với tần suất phù hợp sẽ hỗ trợ phát triển xương tối đa.

 

Theo tạp chí Journal of Bone and Mineral Research, vào thời điểm này, nên cho trẻ tham gia vào những môn thể thao sau đây để giúp kích thích hormone tăng trưởng, phát triển chiều cao hiệu quả:

 

  • Đu xà: Mỗi lần đu xà nên duy trì từ 10 đến 15 giây và lặp lại ít nhất 3 lần liên tục. Duy trì đu xà mỗi ngày giúp kéo dãn cột sống, hỗ trợ phát triển chiều cao.

  • Đứng vươn người: Nên tập liên tục 3 lần trong 10 giây giơ tay cao hơn đầu và kiễng chân càng cao càng tốt. Quá trình này giúp kéo dãn các đốt sống hiệu quả.

  • Nằm sấp uốn lưng: Thực hiện 3 lần trong 15 giây mỗi ngày với tư thế nằm sấp trên giường và 2 tay đặt thẳng, vuông góc. Bạn cần giữ lưng cong trong thời gian quy định để đạt hiệu quả tối đa.

  • Nâng thân dưới bằng tay: Duy trì 15 giây cho 3 lần liên tục là thời gian tối thiểu cho bộ môn này. Bạn cần nằm ngửa và dùng tay đỡ hông, toàn bộ cơ thể lên cao nhất có thể. Cố gắng vươn chân cao nhất và giữ nguyên tư thế trong thời gian quy định.

  • Tư thế siêu nhân: Nằm sấp và cố gắng vươn chân tay để nâng cơ thể lên cao, giữ tư thế trong 20 giây và lặp lại 3 lần liên tục.

 

Tuổi 18 vận động thé nào để giúp xương chắc khỏe
Tuổi 18 vận động thé nào để giúp xương chắc khỏe 

 

Một số bài tập khác như bóng rổ, bơi lội, cầu lông cũng sẽ bổ trợ cho quá trình tăng trưởng xương được hiệu quả hơn mỗi ngày. Các môn thể thao này đòi hỏi sức bật cao nên sẽ tác động đến sự tăng trưởng các đĩa đệm ở 2 đầu xương. Do đó, việc duy trì tập luyện sẽ mang đến hiệu quả tăng chiều cao rõ rệt.

 

2.5. Điều chỉnh và cải thiện tư thế xấu

 

- Một tư thế đúng sẽ giúp bạn “trông” cao hơn và tối đa hóa tầm vóc của khung xương một cách rõ rệt. Thế nên, ở tuổi 18, bạn hoàn toàn có thể “tăng chiều cao” một cách gián tiếp thông qua việc điều chỉnh tư thế đi, đứng, ngồi nằm cho phù hợp. Hãy luôn nhắc nhở trẻ giữ cho cột sống luôn thẳng trong lúc ngồi học bài, đi, đứng, tránh khòm lưng sẽ kiến bạn trông “lù đù” hơn và thấp hơn chiều cao thực tế. Hãy quan sát tư thế của trẻ thông qua việc nhìn nghiêng vào dáng đứng, ngồi để điều chỉnh. Bạn cũng có thể mua các đai đeo để hỗ trợ giữ thẳng cột sống cho trẻ trong quá trình đi, đứng và ngồi học bài.

 

- Một số tư thế xấu ảnh hưởng đến vóc dáng:

 

  • Đi, đứng không đúng tư thế

  • Nằm sấp

  • Ngồi cong lưng

  • Mang vác đồ nặng, khòm lưng

 

Những tư thế này gián tiếp làm cho trẻ mắc phải một số bệnh như cong vẹo cột sống, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chiều cao. 

 

- Một số tư thế đúng là:

 

  • Giữ đầu và cổ thẳng, không cúi đầu quá thấp khi ngồi học bài.

  • Ngồi thẳng lưng, giữ thẳng cột sống và thả lỏng cơ thể, không siết cơ quá nhiều.

  • Hai vai phải thăng bằng nhau, không bị nghiêng về một bên. Tương tư, khi đi và đứng cũng cần giữ thẳng lưng.

 

 

Tuổi 18 nên tránh những thói quen không tốt nào?
Tuổi 18 nên tránh những thói quen không tốt nào?

 

2.6. Loại bỏ các thói quen xấu, xây dựng lối sống lành mạnh

 

Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao mà bạn cần tránh như sau:

 

  • Không ăn quá khuya: Ăn khuya sẽ tạo áp lực cho dạ dày và quá trình tiêu hóa của trẻ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và gián tiếp tới việc tăng trưởng. Do đó, hãy sắp xếp các bữa ăn hợp lý cho trẻ, tránh ăn quá khuya.

  • Hạn chế nhiều thịt bò: Mặc dù thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên chúng cũng chứa lưu huỳnh và clo, nguyên nhân chính làm tăng lượng axit trong cơ thể. Lúc này canxi sẽ được lấy ra để điều tiết, từ đó làm chậm quá trình tăng trưởng.

  • Hạn chế ăn ngọt: Tương tự như thịt bò, khi ăn đồ ngọt nhiều cơ thể sẽ cần lấy nhiều canxi để trung hòa và chuyển hóa chất. Từ đó làm thiếu hụt nguồn canxi cho việc tăng chiều cao.

  • Hạn chế ăn quá mặn: Ăn mặn sẽ dẫn đến tình trạng một lượng lớn canxi sẽ bị đào thải qua thận. Từ đó gây nên tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

  • Hạn chế stress kéo dài: Stress kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng. Do đó hãy luôn giữ sự thoải mái cho trẻ bằng cách cho trẻ tham gia những môn thể thao chúng thích, đi chơi công viên hoặc sở thú vào cuối tuần…

  • Giữ trọng lượng cơ thể ổn định: Khi thừa cân, trẻ thường lười vận động hơn. Từ đó, việc phát triển chiều cao cũng sẽ bị hạn chế.

  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Sức đề kháng tốt sẽ giúp ích cho việc tăng chiều cao. Ngược lại những đứa trẻ thường xuyên bệnh sẽ không có đủ sức để tăng trưởng chiều cao.

  • Thường xuyên phơi nắng: Phơi nắng giúp cơ thể hấp thu vitamin D dưới da một cách tự nhiên và hiệu quả. Do đó, hãy phơi nắng thường xuyên để quá trình hấp thu canxi trong xương trở nên dễ dàng.

  • Hạn chế mang giày không phù hợp: Những đôi giày quá cao sẽ gây áp lực lên cột sống, ảnh hưởng đến tư thế và dáng đi. Do đó nên hạn chế để tăng chiều cao tốt hơn.

 

ĐỪNG ĐỂ BỊ ĐÁNH LỪA:

 

3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao ở độ tuổi 18

 

Hiện nay có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao ở tuổi 18. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến xương và chiều cao
Dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến xương và chiều cao 

 

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao.

  • Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng không đủ hoặc thiếu chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin D và khoáng chất có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ xương.

  • Môi trường và lối sống: Một môi trường không tốt, bị ô nhiễm, áp lực tâm lý lớn, căng thẳng hoặc không có đủ hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao.

  • Sức khỏe tổng thể: các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh lý xương có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao.

LƯU NGAY: Ăn gì để tăng chiều cao cho bé?

4. Một số câu hỏi thường gặp về tăng chiều cao ở tuổi 18

 

Bên cạnh câu hỏi 18 tuổi còn tăng chiều cao được không thì có nhiều câu hỏi khác mà các bậc phụ huynh cũng thắc mắc. Hãy cùng tham khảo câu trả lời sau đây:

 

4.1.  Sau 18 tuổi còn cao được không?

 

Như đã đề cập, sau 18 tuổi là đã qua giai đoạn trưởng thành, các đĩa tăng trưởng đã ngưng hoạt động. Do đó, quá trình tăng chiều cao sẽ chậm dần và dừng lại hoàn toàn. Thế nhưng nếu bạn kiên trì tập luyện thể thao, bổ sung chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh thì việc tăng chiều cao vẫn sẽ diễn ra. Tuy vậy, quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn.

 

4.2.  Trẻ 18 tuổi mỗi năm cao bao nhiêu cm?

 

Tốc độ tăng chiều cao ở mỗi người ở độ tuổi 18 là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thường sẽ khó để có một con số chính xác cho tốc độ tăng trưởng này. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết như việc làm đòi hỏi chiều cao, thì 1cm cũng thực sự quan trọng.

 

4.3. Các dấu hiệu cho thấy con bạn đã ngừng tăng chiều cao?

 

Khi ngừng tăng chiều cao, bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu này từ trẻ:

 

Đối với nam giới:

 

  • Size giày ổn định sau một thời gian dài.

  • Lông tay, chân đã phát triển nhiều và ổn định.

  • Chiều cao không tăng quá 1 cm sau 1 năm.

  • Bộ phận sinh dục đã hoàn thiện như một người trưởng thành.

 

Đối với nữ giới:

 

  • Chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

  • Vòng 3 nở rộng, kích thước tăng.

  • Vòng 1 đầy đặn, căng tròn như người trưởng thành.

  • Size giày không đổi sau 1 năm.

  • Tỷ lệ cơ thể đồng nhất bao gồm tỷ lệ giữa các phần như cánh tay, chân, đầu và thân hình.

 

Trên đây là chia sẻ của Bác sĩ Hiên và đội ngũ MIDU về chủ đề "18 tuổi còn tăng chiều cao được không" và những vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng những thông tin trên là hoàn toàn hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc hãy liên hệ với MIDU để được hỗ trợ một cách tốt nhất. 

0 bình luận, đánh giá về 18 tuổi còn tăng chiều cao được không? Làm gì để cao hơn?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.07303 sec| 6522.602 kb