MIDU - Chia sẻ cách tăng chiều cao hiệu quả & khoa học

Bác sĩ Hiên: Khi nào bé trai ngừng phát triển chiều cao?

19/11/2022
Theo đúng sinh lí thì con gái dậy thì năm 12 tuổi, con trai bắt đầu dậy thì năm 13 tuổi. Và con gái sau dậy thì 3 năm, con trai sau dậy thì 5 năm dường như không cao thêm nữa. Điều đó có nghĩa là con trai sẽ đạt chiều cao của con trai sx đạt sự phát triểntoafn diện vào năm 18 tuổi. 
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

Khi nào bé trai ngừng phát triển chiều cao? Theo đúng sinh lí thì con gái dậy thì năm 12 tuổi, con trai bắt đầu dậy thì năm 13 tuổi. Và con gái sau dậy thì 3 năm, con trai sau dậy thì 5 năm dường như không cao thêm nữa. Điều đó có nghĩa là con trai sẽ đạt chiều cao của con trai sx đạt sự phát triển toàn diện vào năm 18 tuổi. 

 

1, Khi nào bé trai ngừng phát triển chiều cao?

 

Cốt hóa cố định xương - Lý do khiến con ngừng cao. Theo các nghiên cứu, xương dài ra nhờ các lớp sụn tiếp hợp nằm ở đầu xương và đầu thân xương dài. Các sụn này liên tục được sản sinh và bồi đắp theo vòng tuần hoàn nhằm kích thích sự phát triển chiều cao.

 

Khi qua tuổi dậy thì, các lớp sụn tiếp hợp bắt đầu “Cốt hóa”. Quá trình này nhằm cố định các khớp với nhau. Lúc này, các chất dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể chỉ giúp duy trì và củng cố sự khỏe mạnh của xương. Đó cũng là lý do, các con sẽ chậm cao và dừng lại sau 3-4 năm dậy thì.

 

Ngoài ra, nếu các con trong độ tuổi 10-12 đối với nữ và 12-14 đối với nam muốn tăng chiều cao nhiều thì phải thật khẩn trương tranh thủ. Các con trong độ tuổi này dùng các phương pháp hay thậm chí sản phẩm tăng chiều cao cũng "tốn nhiều chi phí" hơn.

 

Như vậy con trai sau dậy thì 5 năm dường như không cao thêm nữa. Điều đó có nghĩa là con trai sẽ đạt chiều cao của con trai sẽ đạt sự phát triển toàn diện vào năm 18 tuổi

 

2. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của bé

 

Nói đến tăng chiều cao, người ta nghĩ ngay tới việc bổ sung canxi. Đương nhiên, canxi là một khoáng chất quan trọng trong việc hình thành xương và việc hình thành xương là một điều kiện cần để tăng chiều cao. Nhưng nếu ai nghĩ rằng cứ bổ sung canxi vào sẽ đồng nghĩa với con cao lên thì hoàn toàn sai lầm. Việc tăng chiều cao đòi hỏi bố mẹ phải hiểu biết nhiều hơn rất nhiều và đặc biệt là phải hiểu CHUẨN.

 

Về dinh dưỡng, có 2 con đường tăng chiều cao.

 

  • Con đường số một là làm sao để gia tăng hormon tăng trưởng. Có một cơ chế rất đơn giản và hiệu quả đó là bổ sung cho con một axit amin bán thiết yếu là arginin. Arginin có nhiều trong thịt gà, sườn lợn, hạt bí, đậu nành… Bổ sung arginin trong giai đoạn phát triển sẽ giúp các con xây dựng khối cơ bắp, tăng sức đề kháng, hỗ trợ chức năng gan và thận.

 

Đặc biệt khi bổ sung arginin vào buổi tối (Khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ tốt nhất vào lúc 21:00) sẽ giúp tuyến yên gia tăng hormon tăng trưởng nội sinh. Khi sử dụng arginin vào buổi tối thì hãy giúp con tránh vận động mạnh sẽ giảm tác dụng của cơ chế này. Nghĩa là sau 20:00, cha mẹ hãy không cho con ăn thêm và không vận động mạnh.Khi con được gia tăng hormon tăng trưởng thì cơ thể mới “chỉ huy” việc xây dựng các “nguyên liệu” để hình thành xương, cơ bắp…

 

Một số các bạn bẩm sinh đã bị yếu thiếu về hormon tăng trưởng. Hiện một số bệnh viện như Vinmec, Nhi TW, Nhi đồng TP. HCM có phương pháp tiêm hormon tăng trưởng. Phương pháp này khá phức tạp và tốn kém (liệ trình khoảng vài trăm triệu đồng). Đồng thời các con và gia đình sẽ phải tự tiêm tại nhà hàng ngày. Nếu biết cách dùng arginin để gia tăng hormon tăng trưởng nội sinh thì sẽ tiết kiệm, dễ dàng và an toàn hơn. Trường hợp không thể được thì mới phải tiêm hormon từ bên ngoài.

 

  • Con đường số 2 đó là xây dựng cấu trúc xương. Khi cơ thể đã được “kéo” lên bởi hormon tăng trưởng thì chúng ta cần “đẩy” các nguyên liệu vào để hình thành một thể trạng mới tương đồng. Đặc biệt là hệ xương. Cơ hay mỡ thì khi nào cũng có thể gia tăng thêm được. Nhưng xương dài ra thì có thời hạn. Nên cần phải tập trung vào xây dựng hệ xương và phải tranh thủ.

 

Bởi khi các con dậy thì thì hormon sinh dục sẽ là tác nhân “khóa” lại việc phát triển xương thông qua cơ chế cốt hóa các đầu sụn tăng trưởng. TÁC DỤNG là làm cho hệ xương của người lớn sẽ vững chắc, không lỏng lẻo như xương của trẻ em và rõ ràng con người nên có giới hạn về chiều cao chứ nếu cứ để dài ra mãi, chắc ông già 100 tuổi sẽ phải cao tới 5-6m.

 

Nhưng TÁC HẠI cho các con là nếu phụ huynh không tranh thủ giai đoạn tăng trưởng của con thì rất có thể bạn ấy sẽ ngừng cao ở một mức mà chưa phải là mong muốn của gia đình. Đó cũng chính là “tư duy” mà Midu muốn giải quyết cho cộng đồng đã đề cập ngay phần đầu của cẩm nang này.

 

Để hiểu về cách xây dựng hệ xương cho con cũng như giúp vững chắc xương cho người lớn (chống loãng xương) thì chúng ta cần hiểu: Trong cơ thể luôn diễn ra quá trình tạo xương (quyết định bởi tế bào tạo xương) và hủy xương (quyết định bởi tế bào hủy xương). Để các con cao lên và xương chắc khỏe (mọi lứa tuổi) thì việc tạo xương phải được thúc đẩy, việc hủy xương phải bị hạn chế.Tế bào tạo xương sẽ tổng hợp collagen và các khoáng chất trong đó chủ lực là canxi để hình thành xương.Tế bào hủy xương thì giải phóng những thứ trên ra khỏi xương.

 

Nên gốc phải là 2 tế bào này. Còn canxi chỉ là một phần trong quá trình đó. Việc bổ sung canxi vào và nghĩ rằng đó là tất cả để con cao lên không khác gì việc ném vôi vữa lên 1 ngôi nhà 3 tầng và hi vọng nó sẽ trở thành ngôi nhà 4 tầng.

 

Các dấu hiệu cho thấy bé trai ngừng tăng chiều cao
Các dấu hiệu cho thấy bé trai ngừng tăng chiều cao

 

3. Các dấu hiệu cho thấy bé trai ngừng phát triển chiều cao

 

  • Các thông số chiều cao không thay đổi trong những lần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám bệnh…
  • Không có sự thay đổi khi đo chiều cao bằng thước tại nhà.
  • Quần áo không bị chật hay ngắn và có thể sử dụng lâu dài.
  • Size giày không tăng lên nữa.
  • Tuổi xương của con (chụp x-quang cổ tay trái) cho kết quả > 18 tuổi

 

Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi đội ngũ MIDU về kiến thức "khi nào bé trai ngừng tăng chiều cao". Hy vọng bài viết giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức về việc này để chú ý đến việc tăng chiều cao cho con trẻ tốt hơn. 

 

0 bình luận, đánh giá về Bác sĩ Hiên: Khi nào bé trai ngừng phát triển chiều cao?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06325 sec| 2504.57 kb