Làm thế nào để biết chiều cao, cân nặng của trẻ trên 10 tuổi đã đạt chuẩn hay chưa? Vì sao cần phải theo dõi thường xuyên trong quá trình tiền dậy thì của con? Nếu các bậc cha mẹ đang quan tâm đến điều này và muốn biết làm thế nào để cải thiện chiều cao cho trẻ trong giai đoạn trên 10 tuổi thì hãy theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi ở bài viết dưới đây!
>>>BỐ MẸ QUAN TÂM TỚI<<<
- Sữa tăng chiều cao cho trẻ trên 10 tuổi được nhiều mẹ tin dùng
1. Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ trên 10 tuổi
Để hỗ trợ các bậc phụ huynh đánh giá chính xác tình trạng tăng trưởng qua chiều cao và cân nặng cho trẻ em trên 10 tuổi, tổ chức Y tế thế giới WHO đã ban hành “Chiều cao chuẩn” cùng với “chỉ số khối cơ thể (BMI) chuẩn” theo độ tuổi. Điều này sẽ giúp bố mẹ đối chiếu, đồng thời so sánh các chỉ số xem bé nhà mình có đang thật sự khỏe mạnh không.
Trong đó:
-
Chiều cao chuẩn được tính theo đơn vị centimet
-
Chỉ số BMI chuẩn là chỉ số cho một một đứa trẻ có bị nhẹ cân, bình thường hay là thừa cân béo so với chiều cao hay không. Bạn có thể tính chỉ số này bằng cách lấy trọng lượng cơ thể (kilogam) chia cho bình phương của chiều cao tiêu chuẩn (mét).
Tùy theo giới tính mà tốc độ tăng trưởng khác nhau. Chính vì thế mà bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi cũng được chia thành 2 bảng khác nhau:
1.1 Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái trên 10 tuổi
Bắt đầu từ 10 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu phát triển về mặt thể chất, chiều cao và cân nặng tăng nhanh và đều hơn. Chính vì thế mà bố mẹ cần theo dõi chỉ số chiều cao và cân nặng của bé thường xuyên. Với các bé gái, để có thể biết được chiều cao và cân nặng có phù hợp với độ tuổi của con không, các bậc phụ huynh có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi cho bé gái mà WHO đưa ra dưới đây:
1.2 Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai trên 10 tuổi
Cũng giống như bé gái, từ 10 tuổi trở lên, bé trai giai đoạn này cũng phát triển nhanh về mặt thể chất, chiều cao và cân nặng. Để biết được bé trai nhà mình có đang phát triển tốt về thể chất hay không chỉ các bậc phụ huynh có thể đối chiếu bảng cân nặng cho bé trai trên 10 tuổi mà WHO công bố dưới đây:
>>>BỐ MẸ XEM CHI TIẾT CHIỀU CAO CỦA CON THEO TỪNG TUỔI<<<
BẢNG CHIỀU CAO CÂN NẶNG CHI TIẾT CỦA BÉ TRAI, BÉ GÁI CHUẨN WHO THEO TỪNG ĐỘ TUỔI NĂM 2024 (MIDU) | |
BÉ GÁI | BÉ TRAI |
Chiều cao bé gái 10 tuổi | Chiều cao bé trai 10 tuổi |
Chiều cao cân nặng bé gái 11 tuổi | Chiều cao cân nặng bé trai 11 tuổi |
Chiều cao cân nặng bé gái 12 tuổi | Chiều cao cân nặng bé trai 12 tuổi |
Chiều cao cân nặng bé gái 13 tuổi | Chiều cao cân nặng bé trai 13 tuổi |
2. Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của bé trên 10 tuổi
Quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 10 đến khi 18 tuổi được các chuyên gia phân chia rõ ràng theo 3 giai đoạn khác nhau, đó là giai đoạn tiền dậy thì (10-11 tuổi), giai đoạn dậy thì (12-14 tuổi) và giai đoạn sau dậy thì (từ 15-19 tuổi). Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, đây chỉ là các số liệu thống kê trung bình và có thể thay đổi vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như tùy thuộc vào di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống,...
2.1 Giai đoạn tiền dậy thì (10 - 11 tuổi)
Giai đoạn tiền dậy thì này là giai đoạn phát triển quan trọng của các bé, giúp các bé cao thêm khoảng 29% và bé gái sẽ cao thêm khoảng 51% so với tăng trưởng về chiều cao mà trẻ có thể cao thêm sau 10 tuổi. Vào giai đoạn tuổi này, các bé gái sẽ có xu hướng cao hơn các bé trai nên không có gì lạ khi các bé gái trông cao hơn các bé trai ở độ tuổi này.
-
Chiều cao: Mỗi năm, các bé trai sẽ tăng trung bình 5.3cm/năm và các bé gái sẽ tăng trung bình 6.4cm/năm.
-
Cân nặng: Giai đoạn này, bé trai sẽ tăng trung bình 32.14 - 34.6kg và các bé gái sẽ tăng từ 31.89 - 36.16kg.
2.2 Giai đoạn dậy thì (12 - 14 tuổi)
Vào giai đoạn này, các bé sẽ phát triển cực mạnh về mặt thể chất, các bé trai có thể cao hơn rất nhiều, khoảng 51% và bé gái sẽ phát triển khoảng 43% so với tổng mức tăng trưởng về chiều cao mà trẻ có thể tăng thêm sau 10 tuổi. Cũng trong giai đoạn dậy thì, bé trai có xu hướng cao lên nhanh chóng, không chỉ bắt kịp mà thậm chí là còn cao hơn chiều cao của các bé gái bằng tuổi.
-
Về chiều cao, giai đoạn này các bé trai sẽ tăng trung bình 7cm/năm và các bé gái sẽ tăng khoảng 4.3 cm/năm.
-
Về cân nặng, các bé gái sẽ tăng đến khoảng 41 - 50kg và nam sẽ là 38.9 - 50kg.
2.3 Giai đoạn sau dậy thì (15 - 19 tuổi)
Giai đoạn trẻ từ 15-19 tuổi là giai đoạn trẻ dần phát triển chậm hơn so với 2 giai đoạn trước. Các bé trai sẽ cao thêm khoảng 20% và các bé gái sẽ cao thêm khoảng 6% so với mức tổng tăng trưởng về chiều cao mà trẻ có thể tăng thêm sau 10 tuổi. Bên cạnh đó, chiều cao của trẻ sẽ dừng hẳn vào năm 19 tuổi, nhưng sự phát triển về thể chất (khối lượng cơ bắp…) vẫn có thể tiếp tục diễn ra ở các bé trai.
-
Về chiều cao, trẻ sẽ đạt chiều cao tối đa trong giai đoạn này, các chàng trai sẽ có thể tăng trung bình khoảng 1.875cm/năm và các cô gái sẽ tăng trung bình khoảng 0.375cm/năm.
-
Về cân nặng, trong giai đoạn này, nam sẽ có thể nặng khoảng 56.5 - 69.6 kg và nữ có thể sẽ nặng khoảng 52.8 - 57kg.
3. Làm gì khi con không đạt chiều cao, cân nặng chuẩn?
Khi các bé trai hoặc bé gái nhà mình không đạt đủ chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn, các bậc phụ huynh thường rất lo lắng và tìm mọi cách để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khắc phục tình trạng này đúng cách, có khi còn gây hại cho cơ thể của các bé. Vậy khi con không đạt tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng thì bố mẹ cần:
3.1 Tối ưu chế độ dinh dưỡng của các con
Bố mẹ có thể tối ưu chế độ dinh dưỡng của trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ về cả lượng và chất.
-
Về lượng:
-
Trẻ 10 - 11 tuổi cần ăn đủ 1980 - 2150 calo/ngày.
-
Trẻ 12 - 14 tuổi cần phải ăn đủ 2310 - 2500 calo/ngày.
-
Trẻ từ 15 - 19 tuổi thì cần ăn đủ 1380 - 2820 calo/ngày.
-
-
Về chất:
Về chất lượng, trẻ cần được đảm bảo ăn đủ 4 nhóm chất trong khẩu phần ăn của bé, đó là chất đạm, carbohydrates (chất xơ, đường, tinh bột…), chất béo, vitamin, khoáng chất.
>>>BA MẸ QUAN TÂM<<<
- Sữa tăng chiều cao cho trẻ trên 10 tuổi ĐƯỢC NHIỀU MẸ TIN DÙNG
3.2 Khuyến khích trẻ vận động thể chất
Việc vận động thể chất cực kỳ có ích, nó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đồng thời tăng chiều cao thông qua việc cải thiện số lượng hormone tăng trưởng GH trong cơ thể. Bố mẹ nên khuyên con mình tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như chạy nhảy, đạp xe, đá bóng, bơi lội… để tăng khả năng tổng hợp vitamin D, hấp thụ canxi tăng chiều cao.
Xem thêm: Ăn gì để tăng chiều cao cho bé?
3.3 Đảm bảo để các bé ngủ đủ giấc
Hormone tăng trưởng GH thường được tiết ra nhiều vào ban đêm nên nếu trẻ ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ có thể cải thiện chiều cao cân nặng. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ thì số giờ trẻ cần ngủ phải đảm bảo:
-
Trẻ từ 10 - 13 tuổi cần phải được ngủ ít nhất 9 - 11 tiếng/ngày
-
Trẻ từ 14 - 17 tuổi cần phải đảm bảo được ngủ ít nhất 8 - 10 tiếng/ngày
-
Trẻ từ 18 - 19 tuổi cần phải được ngủ ít nhất 7 - 9 tiếng/ngày
>>>CHI TIẾT<<< Nên ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao?
3.4 Bổ sung các sản phẩm tăng chiều cao
Theo đó, để trẻ có thể phát triển toàn diện của trẻ chính là vitamin và các loại thực phẩm chức năng. Các thực phẩm tăng chiều cao cùng vitamin giúp trẻ hấp thu tốt, từ đó tăng cường sức đề kháng, tăng chiều cao và tăng cân đều. Đây cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bé phát triển lâu dài.
Với bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi theo đúng chuẩn WHO, Midu Mena q7 hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã xác định được bé nhà mình có đạt tiêu chuẩn chiều cao cân nặng hay chưa. Nếu chưa, bố mẹ nên tối ưu chế độ dinh dưỡng của các con, khuyến khích trẻ vận động thể chất, ngủ đủ giấc, bổ sung các sản phẩm tăng chiều cao… để giúp cho con phát triển toàn diện.
Có 0 bình luận, đánh giá về Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi CHUẨN NHẤT #2024
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm