Chơi cầu lông có tăng chiều cao không chắn hẳn là thắc mắc của không ít người. Bởi đây là môn thể thao dễ tập, thúc đẩy vận động của tứ chi, được cho là có thể hỗ trợ cải thiện chiều cao. Trong phần tổng hợp kiến thức sau đây, Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên sẽ phân tích những tác động của bài tập này đến khả năng tăng trưởng chiều cao. Vậy Chơi cầu lông có giúp tăng chiều cao không?
- GỢI Ý 1 SỐ BÀI TẬP TĂNG CHIỀU CAO MẸ NÊN BIẾT
1. Chơi cầu lông có tăng chiều cao không?
Khả năng tăng trưởng chiều cao ở người quyết định bởi nhiều yếu tố. Trong đó, chế độ luyện tập chiếm khoảng 20%. Còn lại là một số yếu tố khác như gen di truyền, dinh dưỡng, giới tính, chế độ ngủ nghỉ, môi trường sống.
Trong đó, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày là cách đơn giản giúp tăng cường khả năng sản sinh tế bào xương, tế bào sinh dục, hormone sinh trường tham gia vào quá trình cải thiện chiều cao.
Cầu lông nằm trong nhóm các môn thể thao giúp tăng chiều cao. Bởi khi tuyển tập môn thể thao này, bạn phải đồng thời chạy nhảy, vận động tứ chi và hầu như toàn cơ thể. Khi đó, hệ cơ và xương khớp phải hoạt động liên tục, kích thích kéo dài xương, cụ thể chondrocytes trong đĩa sụn tăng trưởng có xu hướng sản sinh nhiều hơn.
Tuy nhiên, đĩa sụn thường ngừng phát triển sau độ tuổi 20. Như vậy, cầu lông chỉ giúp tăng chiều cao khi người tập còn trong tuổi tăng trưởng. Trường hợp đã bước sang tuổi 20 thì việc luyện tập cầu lông lúc này này chỉ có tác dụng duy trì sự dẻo dai của cơ thể.
Như vậy, sau chia sẻ khái quát trên đây, bạn chắc hẳn đã phần nào trả lời được câu hỏi chơi cầu lông có tăng chiều cao không. Tiếp theo, bạn nên tìm hiểu cách luyện tập môn thể thao này để cải thiện vóc dáng tối ưu nhất.
Chơi ván trượt có tăng chiều cao không? Bác sĩ Hiên khuyên gì?
2. Chơi cầu lông như thế nào để giúp tăng chiều cao?
Chơi cầu lông có tăng chiều cao không? Nếu còn trong độ tuổi tăng trưởng, muốn cải thiện chiều cao, bạn có thể tập đánh cầu lông. Trong quá trình luyện tập, bạn nên chú ý đến tư thế cầm vợt, tư thế phát cầu, tư thế đỡ cầu. Song song với đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối, nghỉ ngơi điều độ.
2.1. Tư thế cầm vợt đúng
Để hạn chế chấn thương, tăng cường hiệu quả khi chơi cầu lông, tư thế cầm vợt của bạn phải chuẩn xác. Sau đây là 3 bước hướng dẫn cầm vợt đúng cách:
-
Bước 1: Khi sử dụng tay trái để cầm vợt, bạn hãy cầm sao cho hình thành một góc vuông 90 độ với mặt sân.
-
Bước 2: Điều chỉnh cán vợt nằm trọn trong lòng bàn tay. Đồng thời, bạn chỉnh cán vợt lệch một chút (tương tự như khi bạn bắt tay).
-
Bước 3: Bạn lần lượt điều chỉnh sao cho đầu ngón tay cái luôn hướng ra phía trước cửa đầu vợt. Ngoài ra, phần ngón cái và ngón trỏ cầm cán vợt phải duy trì góc chữ V. Những ngón tay còn lại, bạn có thể để thoải mái, không nhất thiết phải ghì chặt vào cán vợt.
2.2. Các tư thế đánh cầu đúng chuẩn giúp cải thiện chiều cao hiệu quả
Ngoài tư thế cầm vợt, bạn còn phải thực hiện đúng tư thế khi phát cầu, đỡ cầu, tấn công và phòng thủ. Việc tập đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được tối đa chấn thương và đảm bảo hiệu quả khi tập. Sau đây là 4 tư thế thường hay áp dụng.
-
Tư thế phát cầu: Bạn bước chân trái lên phía trước, điều chỉnh để mũi bàn chân hướng ra phía đằng trước lưới. Đồng thời, chân phải đặt về phía sau, tiến hành điều chỉnh để 2 bên chân giang rộng cân bằng với 2 bên vai. Bạn nên dồn lực đều lên 2 chân, thả lỏng cơ thể và hướng về phía trước. Lưu ý: mũi chân bên cần nghiêng về phía bên phải.
-
Tư thế đỡ cầu: Khi chơi cầu lông, bạn cần luôn sẵn sàng đón cầu bất kỳ khi nào. Theo đó, bên chân ứng với tay cầm vợt nên đặt ở đằng trước, còn phần tay cầm vợt thì lùi về phía sau một chút (tay phải điều chỉnh cao hơn thắt lưng). Đồng thời, bạn điều chỉnh sao cho cơ thể nghiêng nhẹ về phía trước một chút.
-
Tư thế tấn công: Điều chỉnh để 2 chân giang rộng, đối xứng bằng nhau. Sau đó, bạn xoay người về phía đường biên dọc. Để chuẩn bị tấn công, bạn hãy cầm vợt ngang hông. Nếu muốn tạo lực đánh chính xác đến vị trí chủ đích, bạn nên để tay lên cao một chút.
-
Tư thế phòng thủ: Ở tư thế phòng thủ, bạn hơi nghiêng người về đằng trước, di chuyển đến khu vực đối diện lưới chắn. Lúc này, tay cầm vợt nên điều chỉnh đặt ngang lưng quần.
2.3. Dinh dưỡng trong quá trình luyện tập cầu lông
Ngoài luyện tập thì chế độ dinh dưỡng cũng được xem nhiều yếu tố tác động không nhỏ đến chiều cao. Nói chung, dinh dưỡng giữ vai trò như nền tảng, hỗ trợ hoạt động thể lực của cơ thể, từ đó tăng hiệu quả quá trình cải thiện chiều cao.
Theo chia sẻ của bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên, chế độ dinh dưỡng cho đối tượng cần tăng chiều cao phải đảm bảo tính cân đối (đủ protein, tinh bột, khoáng chất, vitamin). Trong đó, các nhóm chất tham gia vào quá trình hình thành, hoàn thiện khung xương như canxi, vitamin D, Collagen, các vitamin và khoáng chất khác cần được tích cực bổ sung.
Trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao, bạn nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ví dụ như các sản phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua (nhất là cua đồng), rong biển,...
2.4. Tập luyện cũng kèm với nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cần thực hiện song song cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả đánh cầu lông. Cụ thể trong độ tuổi phát triển, ngủ chính là khoảng thời gian cơ thể sản sinh ra một loại hormone tăng trưởng, giúp chiều cao tăng nhanh hơn.
Ngoài ra khi được nghỉ ngơi điều độ, cơ thể đương nhiên sẽ lấy lại sức nhanh hơn, tăng cường hiệu quả, duy trì sức bền, hạn chế phần nào chấn thương trong các buổi tập.
2.5. Thời gian thích hợp để luyện cầu lông là khi nào?
Cầu lông là môn thể thao phù hợp cho những người muốn cải thiện chiều cao, còn trong độ tuổi phát triển. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập vào 3 thời điểm dưới đây:
-
Khi bụng đang no hoặc đang đói: Trường hợp tập trong lúc bụng đói, bạn sẽ không đủ sức để duy trì hết buổi tập. Còn nếu tập khi bụng đang no, bạn dễ gặp phải tình trạng ợ hơi, buồn nôn (đặc biệt là khi phải chạy nhảy liên tục). Để đảm bảo cơ thể đủ sức, trước khi tập khoảng 1 đến 2 tiếng, bạn nên ăn nhẹ.
-
Tập lúc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Nếu đánh cầu lông vào lúc thời tiết nóng bức, cơ thể rất dễ bị mất nước, kiệt sức. Ngược lại khi thời tiết quá lạnh, cơ bắp lại hay bị co cứng trong quá trình đánh cầu. Thời điểm lý tưởng để đánh cầu lông là khi thời tiết mát mẻ, không khí thoáng đãng.
-
Tập sát giờ đi ngủ: Tập đánh cầu lông quá sát giờ đi ngủ có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng nhịp tim, huyết áp tăng. Khi đó, não bộ phải làm việc nhiều hơn bình thường, dễ gây mất ngủ. Môn thể thao này nên được tập cách thời điểm đi ngủ tối thiểu 3 tiếng.
2.6. Độ tuổi nào tập cầu lông tăng chiều cao hiệu quả?
Tuy có khả năng hỗ trợ tăng chiều cao nhưng hiệu quả cải thiện vóc dáng khi luyện tập cầu lông còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Thực tế, tác dụng tăng chiều cao của môn thể thao này chỉ phát huy hiệu quả khi người tập chưa bước sang độ tuổi mà đường biểu sinh đóng lại.
Ở hầu hết nam giới, thời gian đóng tuyến thường rơi vào độ tuổi từ 19 đến 23. Như vậy, nếu chơi cầu lông sau tuổi 19 hoặc 23 thì thì khả năng tăng chiều cao ở nam giới gần như là không còn.
Trong khi đó, độ tuổi đóng tuyến ở nữ giới lại rơi vào khoảng 17 đến 19 tuổi. Nếu tập sau giai đoạn này, các bạn nữ cũng rất khó cao thêm.
Nói chung, tuổi dậy thì vẫn là độ tuổi lý tưởng nhất để chơi cầu lông tăng chiều cao. Bởi khi ở độ tuổi này, xương khớp vẫn còn có khả năng tăng trưởng, vóc dáng dễ dàng được cải thiện hơn.
Bật cóc có tăng chiều cao không? Bật cóc thế nào mới đúng?
3.Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình luyện tập cầu lông tăng chiều cao
3.1 Một số lợi ích khác của việc chơi cầu lông
Ngoài thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, duy trì tập luyện cầu lông còn mang đến nhiều lợi ích khác. Chẳng hạn như:
-
Kích thích khả năng phản xạ: Trong khi cầu lông, bạn phải luôn quan sát, vận động. Nhờ đó thị lực, khả năng tuần hoàn máu, tư duy phản xạ cũng cải thiện đáng kể.
-
Tốt cho tim mạch và hô hấp: Khi cơ thể chuyển động liên tục, hệ tuần hoàn và hô hấp cũng hoạt động hiệu quả hơn.
-
Giúp tinh thần thư giãn: Muốn chơi cầu lông tuần có ít nhất 2 người. Trong khi luyện tập, bạn có thể trò chuyện thư giãn, xả stress.
-
Duy trì thể hình cân đối: Người hay đánh cầu lông, thân hình thường rất cân đối. Bởi môn thể thao đòi hỏi thể lực, sự vận động của toàn cơ thể, kích thích đánh tan mỡ thừa.
3.2 Sau độ tuổi dậy thì chơi cầu lông có tăng chiều cao được hay không?
Thường thì đến khoảng 20 tuổi, đĩa sụn tại hệ thống các khớp mới ngừng phát triển hoàn toàn. Do đó, sau độ tuổi dậy thì (sau tuổi 16 hoặc 18), bạn vẫn có thể cải thiện chiều cao thông qua chế độ luyện tập khoa học, ăn uống đủ chất, kết hợp nghỉ ngơi điều độ.
Như vậy, ngay cả khi đã qua độ tuổi dậy thì, bạn vẫn nên chơi cầu lông hoặc một số môn thể thao khác hỗ trợ rèn luyện sức bền, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể. Mỗi ngày, bạn nên dành ra khoảng 30 đến 45 phút để luyện tập.
4. Case thực tế về việc chơi cầu lông giúp cải thiện chiều cao
Thực tế, có nhiều trường hợp thanh thiếu niên tăng chiều cao nhờ thường xuyên luyện tập cầu lông kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp. Chẳng hạn như trường hợp của bé Minh 16 tuổi, con chị Hoa trong trường hợp dưới đây.
Chị Hoa, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết “Kể từ khi con mình lên 10 tuổi, mình đã cho bé tập đánh cầu lông. Song song với đó, mình cũng cho con ăn uống đủ chất, uống sữa hàng ngày. Ngoài ra, mình còn tập cho bé thói quen đi ngủ sớm, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Có lẽ cũng nhờ vậy mà dù mới 16 tuổi nhưng bé đã cao 1m80.”
Hi vọng từ phần chia sẻ của bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên, bạn sẽ có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc chơi cầu lông có tăng chiều cao không. Bên cạnh duy trì luyện tập thể thao, bạn cũng nên chú ý kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ. Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ chất lượng như Midu MenaQ7 để tăng hiệu quả phát triển chiều cao tối đa.
Có 0 bình luận, đánh giá về Chơi cầu lông có tăng chiều cao không và 6 lưu ý khi chơi
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm