MIDU - Chia sẻ cách tăng chiều cao hiệu quả & khoa học

Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không? Điều cần lưu ý!

03/05/2024
Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không là thắc mắc của rất nhiều người. Các bài tập đeo tạ chân đem lại hiệu quả rất tốt trong việc kéo dãn các cơ và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của sụn xương. Do đó, thực hiện các bài tập kết hợp với đeo tạ chân thường xuyên sẽ giúp phát triển chiều cao hiệu quả.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên

Chức vụ: Nhà sáng lập Công ty Cổ Phần Midu MenaQ7

Bác sĩ Chiều cao Phạm Thanh Hiên cùng đội ngũ MIDU đã tạo nên:

- Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao triển chiều cao MIDU 14.000 Member

- Kênh Tik Tok Bác sĩ Hiên - Chia sẻ kiến thức về tăng chiều cao 15.000 Subscribers.

- 2 Blog Website chia sẻ Kiến thức tăng chiều cao Việt Nam với hơn 200 bài blog chia sẻ kiến thức tăng chiều cao.

- Giúp hàng nghìn trẻ em Việt Nam tăng trưởng chiều cao vượt trội 

Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là đối với các gymer. Việc tập luyện các bài thể dục kết hợp đeo tạ chân đã trở nên khá quen thuộc. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng bên cạnh giúp rèn luyện sức khỏe, độ dẻo dai của đôi chân thì những bài tập này còn hỗ trợ tăng trưởng chiều cao. Vậy cần thực hiện các bài tập này như thế nào để đạt được chiều cao như mong muốn?

Đeo tạ giúp cải thiện chiều cao như nào
Đeo tạ giúp cải thiện chiều cao như nào

1. Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không?

Thực hiện các bài tập thể dục kết hợp cùng tạ đeo chân có thực sự đem lại hiệu quả trong việc tăng chiều cao? Câu trả lời là CÓ. Thực tế cho thấy, việc tập luyện thể dục thường xuyên đóng vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển chiều cao. 

Khi thực hiện các bài tập, tứ chi và các nhóm cơ cốt lõi được kéo giãn. Đi cùng với đó, hormone tăng trưởng cũng được sản sinh nhiều hơn thông qua việc tập luyện. Từ đó giúp cơ thể cao lên nhanh chóng, hiệu quả.

Các bài tập đeo tạ chân không còn quá xa lạ với những người luôn muốn nâng cao sức khỏe và tăng cường sự dẻo dai bền bỉ của đôi chân. Bên cạnh đó, những bài tập căng cơ này còn hỗ trợ kéo giãn tối đa cơ thể giúp cải thiện chiều cao một cách đáng kể. 

Chính vì vậy, đeo tạ chân đúng cách kết hợp cùng các bài tập thể lực như đu xà, treo người sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong tăng trưởng chiều cao. 

2. Nguyên tắc đeo tạ chân đúng cách để tăng chiều cao

Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không còn phụ thuộc vào cách thức tập luyện. Chỉ khi tập luyện đúng cách thì mới đem lại hiệu quả và sự an toàn cho cơ thể. Vậy nên khi thực hiện bài tập đeo tạ chân, mọi người cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau đây:

2.1. Khởi động trước khi tập

Việc đeo tạ vào chân trong việc tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai và rắn chắc cho đôi chân. Bởi vậy, các bài tập kết hợp cùng tạ thường khá nặng. Đi cùng với đó là việc vận động liên tục rất dễ gây mệt mỏi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chấn thương.

Việc khởi động trước khi tập là một yếu tố quan trọng để giúp bạn đảm bảo quá trình luyện tập diễn ra suôn sẻ và an toàn. Quá trình khởi động giúp thả lỏng các nhóm cơ, thúc đẩy khí huyết lưu thông, hạn chế tình trạng chuột rút, co cứng cơ hay gặp chấn thương. 

Thông thường, mọi người chỉ cần thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút trước khi bước vào bài tập chính thức.

2.2. Lựa chọn tạ phù hợp

 

Nên lựa chọn tạ như nào phù hợp với bản thân
Nên lựa chọn tạ như nào phù hợp với bản thân 

Việc lựa chọn mức tạ phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả trong quá trình tập luyện. Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, sức khỏe và mức chịu đựng của bản thân, bạn có thể lựa chọn khối lượng tạ đúng sức.

Tránh việc lựa chọn tạ quá nhẹ sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, sử dụng tạ quá nặng sẽ rất dễ gây ra những chấn thương như chuột rút, căng cơ, mệt mỏi hay viêm khớp,…

Trong trường hợp mới tập làm quen với tạ, bạn chỉ nên lựa chọn các mức trọng lượng tạ từ 1 – 2 kg. Kết hợp với các bài tập luyện nhẹ nhàng, đơn giản. Có thể tăng dần độ khó và trọng lượng tạ sau một thời gian và cơ thể đã quen với cường độ tập luyện. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi linh hoạt trọng lượng tạ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bản thân.

2.3. Có quãng nghỉ hợp lý

Như đã đề cập ở trên, các bài tập tạ đeo chân thường khá nặng và đòi hỏi việc vận động diễn ra liên tục. Điều này rất dễ gây chấn thương nếu không tập luyện đúng cách và có quãng nghỉ hợp lý.

Bạn cần có những thời gian nghỉ ngắn trong buổi tập để giúp các nhóm cơ chân được thả lỏng, khí huyết lưu thông. Tránh tình trạng cố gắng tập luyện liên tục trong thời gian dài, gây tổn thương cơ.

3. 5 bài tập kết hợp với đeo tạ chân tăng chiều cao hiệu quả

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không. Tuy nhiên, có những bài tập đeo tạ chân nào giúp cải thiện chiều cao hiệu quả? Hãy cùng Midu tìm hiểu chi tiết về một số bài tập kết hợp đeo tạ chân dưới đây.

3.1. Bài tập nằm đá chân đeo tạ

Nằm đá chân đeo tạ là một trong những bài tập quen thuộc. Bài tập này được thực hiện với các động tác khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất tốt đối với các nhóm cơ chân. Bên cạnh đó, chiều cao cơ thể cũng thay đổi rõ rệt khi bạn kiên trì thực hiện bài tập này đều đặn và đúng cách.

  • Hai chân đeo tạ, nằm ngửa trên bề mặt sàn phẳng. Hai tay đặt dọc theo cơ thể, lòng bài tay úp xuống.

  • Sử dụng lực của 2 cánh tay và hông để nâng chân trái lên 1 góc 30 độ. Chân phải thẳng.

  • Duy trì khoảng 3 – 5 giây và hạ chân xuống. Thực hiện lặp lại động tác vừa rồi với chân phải.

  • Thực hiện lặp lại tư thế đá chân khoảng 15 – 20 lần mỗi bên chân.

3.2. Bài tập xà đơn đeo tạ chân

Bài tập đeo tạ chân khi tập luyện để cải thiện chiều cao
Bài tập đeo tạ chân khi tập luyện để cải thiện chiều cao

Bài tập xà đơn đeo tạ chân đem lại tác dụng rất tốt đối với việc kéo giãn cơ thể, thúc đẩy phát triển chiều cao. Các bước thực hiện bài tập này như sau:

  • Đeo tạ với trọng lượng phù hợp vào 2 bên cổ chân. Hai tay nắm chắc thanh xà, toàn thân thả lỏng.

  • Sử dụng lực tay để kéo cả người lên cao, phần đầu vượt qua thanh xà

  • Hai chân thả lỏng hoặc co lại để tăng khả năng chịu lực

  • Giữ nguyên tư thế treo người trên xà khoảng 3 – 5 giây và đưa người trở về tư thế ban đầu.

  • Mỗi lần tập cần thực hiện động tác lặp lại trong khoảng 10 – 15 lần.

3.3. Bài tập đeo tạ nâng chân

Quá trình thực hiện bài tập đeo tạ nâng chân sẽ giúp rèn luyện độ săn chắc và dẻo dai của các nhóm cơ đùi, mông, bắp chân. Bên cạnh đó, bài tập này cũng giúp kéo dài chân hiệu quả. Để thực hiện bài tập này, mọi người cần tiến hành như sau:

  • Đeo tạ vào 2 bên cổ chân, quỳ gối xuống thảm, hạ người về phía trước, sử dụng khuỷu tay làm giá đỡ giữ cho phần thân trên song song với mặt sàn.

  • Nâng chân trái lên song song với mặt sàn. Chân phải giữ nguyên tư thế quỳ với phần đùi và đầu gối tạo thành góc vuông 90 độ. Giu tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây và quay trở về như ban đầu.

  • Lặp lại động tác vừa rồi với chân phải. Thực hiện lặp lại các động tác trong khoảng 10 lần.

3.4. Bài tập đứng đeo tạ đá chân

Nếu bạn muốn trả lời cho câu hỏi đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không, hãy thử trải nghiệm với bài tập đứng đeo tạ đá chân. Bài tập tưởng chừng đơn giản nhưng có tác động rất lớn tới phần xương chày, thúc đẩy xương dài ra hiệu quả.

  • Hai chân được đeo tạ với trọng lượng phù hợp. Đứng thẳng người, 2 tay thả lỏng tự do

  • Thực hiện động tác đá chân trái tạo thành 1 góc 30 độ. Hạ chân về tư thế ban đầu và lặp lại tương tự với chân phải.

  • Mỗi lần tập cần thực hiện khoảng 10 – 15 lần đá chân mỗi bên.

3.5. Bài tập ngồi đeo tạ

Bài tập ngồi đeo tạ khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tích cực cho việc cải thiện chiều cao. Cách thức thực hiện như sau:

  • Ngồi lên ghế sao cho 2 chân thả lỏng không chạm đất. Hai chân đeo tạ với trọng lượng phù hợp.

  • Duy trì tư thế ngồi đeo tạ trong khoảng 20 phút. 

  • Tháo tạ và đi lại nhẹ nhàng để thả lỏng các cơ

Ngoài ra, mọi người có thể thay đổi cách ngồi ghế để nâng cao hiệu quả của bài tập. Sử dụng chiếc ghế có chiều cao vừa phải, khi ngồi vào 2 chân có thể chạm đất. Sau đó, đeo tạ và ngồi lên ghế, 2 mũi bàn chân chạm đất, gót chân nhón lên cao. Duy trì tư thế ngồi nhón gót chân trong khoảng 1 – 2 phút và hạ chân xuống. Lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần cho mỗi buổi tập.

4. Cần lưu ý gì khi đeo tạ chân tăng chiều cao?

Việc đeo tạ vào chân và thực hiện các bài tập sẽ giúp tăng chiều cao hiệu quả. Tuy nhiên, để hạn chế những chấn thương và ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên tập luyện khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày với các bài tập đeo tạ chân. Trong quá trình tập cần chia ra nhiều quãng nghỉ hợp lý. Tránh vận động quá mức, ảnh hưởng đến chân.

  • Thực hiện việc tập luyện với cường độ phù hợp với sức khỏe. Trung bình mỗi tuần chỉ nên thực hiện bài tập đeo tạ chân khoảng 3 – 4 lần.

  • Lựa chọn trang phục tập thể dục co giãn, thoải mái và có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả.

  • Trước khi tập luyện khoảng 1 tiếng nên ăn nhẹ để đảm bảo sức khỏe. Trong và sau quá trình tập cần bổ sung đủ nước.

  • Kết hợp với việc tập luyện cùng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các dưỡng chất và xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh.

  • Kiên trì việc tập luyện mỗi ngày

5. Các câu hỏi liên quan đến đeo tạ chân tăng chiều cao

Bên cạnh đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không thì MIDU cũng nhận về rất nhiều thắc mắc của mọi người liên quan đến tạ đeo chân. Hãy cùng giải đáp chi tiết các câu hỏi để hiểu rõ hơn về các tác dụng và cách tập luyện với tạ đeo chân hiệu quả, an toàn.

5.1. Có nên tập đeo tạ chân hàng ngày không?

Việc tập luyện với tạ đeo chân đem lại hiệu quả rất tốt trong quá trình cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, mọi người không nên tập đeo tạ chân hàng ngày. Điều này có thể gây ra những chấn thương không mong muốn trong quá trình tập luyện.

5.2. Nên tập đeo tạ chân bao lâu trong 1 tập?

Trong một bài tập, chỉ nên duy trì việc đeo tạ chân khoảng 30 – 45 phút. Duy trì việc tập luyện trong khoảng 3 – 4 buổi tập/tuần. Điều này sẽ giúp đảm bảo tốt cho sức khỏe và sự an toàn với đôi chân của bạn.

5.3. Đeo tạ chân có thể giúp tăng chiều cao ở những người có vấn đề về xương khớp không?

Đối với những người có vấn đề về xương khớp hoàn toàn không nên tập luyện với tạ đeo chân. Bởi trọng lượng của tạ đeo chân có thể gây áp lực lên các khớp xương. Điều này sẽ vô tình khiến cho tình trạng xương khớp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

5.4. Đeo tạ chân có thể gây ra những tác phụ nào?

Mặc dù đeo tạ chân trong lúc tập luyện giúp nâng cao sức khỏe, tăng độ dẻo dai và kéo dài chân nhưng phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế. Việc tập luyện với tạ đeo chân không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ như:

  • Chấn thương: Lựa chọn trọng lượng tạ chân không phù hợp có thể gây ra tác động xấu tới các khớp xương trong quá trình tập luyện.

  • Mỏi chân: Các nhóm cơ chân sẽ có cảm giác mỏi khi đeo tạ quá lâu.

  • Một số tác dụng phụ của thuốc: Trong một số trường hợp, khi đang sử dụng thuốc điều trị bạn cần chú ý khi tập đeo tạ chân. Bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những giải đáp chi tiết về đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không. Việc tập luyện kết hợp với đeo tạ chân phù hợp, đúng cách sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Đồng thời, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt chiều cao mong muốn, bạn còn cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện khoa học.

Nguồn: Trung tâm phát triển chiều cao Midu

0 bình luận, đánh giá về Đeo tạ chân có giúp tăng chiều cao không? Điều cần lưu ý!

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.40599 sec| 2534.375 kb